Tổng quan về bệnh Xương Khớp

Bệnh xương khớp là tình trạng chứng năng hệ thống xương và khớp bị suy yếu, tổn thương khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, giảm khả năng đi lại, gây trở ngại lớn trong sinh hoạt hằng ngày và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Theo thống kê, có hơn 200 bệnh xương khớp, trong đó phân thành 2 loại chính:

  • Bệnh do chấn thương: Bệnh xuất phát do chấn thương từ tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động hoặc chấn thương thể thao,…
  • Bệnh không do chấn thương: Bao gồm những bệnh tự miễn hệ thống (viêm khớp cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm cơ tự miễn, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì), viêm khớp tinh thể (gout), thoái hóa, u xương, viêm gân,…

Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị bệnh lý này chiếm khoảng 30% dân số, trong đó 70% là người từ 50 – 70 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, đối tượng mắc bệnh đang trẻ hóa ở độ tuổi từ 30 – 35 do những đặc thù trong công việc hoặc chế độ sinh hoạt chưa khoa học. Những chủ quan trong phòng ngừa và điều trị khiến bệnh tình ngày càng nặng, gây biến chứng nghiêm trọng.

Chuyên khoa xương khớp có nhiệm vụ phân loại bệnh, đưa ra thông tin hữu ích, chính xác đồng thời đưa ra nhận định, tư vấn và cung cấp giải pháp điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu.

Các bệnh lý Xương Khớp thường gặp

Triệu chứng bệnh xương khớp phổ biến

Những triệu chứng bệnh xương khớp phổ biến như:

  • Cứng khớp, khó vận động, đặc biệt là buổi sáng mới ngủ dậy.
  • Sưng đau khớp, đau dữ dội hơn khi cử động.
  • Tê bì chân tay, kém linh hoạt.
  • Khớp biến dạng, các vùng xung quanh nóng đỏ.
  • Khi co duỗi khớp kêu lạo xạo.
  • Tê nhức dọc thắt lưng xuống chân và mông.
  • Dễ bị gãy xương, xuất hiện khối u bướu tại khớp xương.
  • Cấu trúc khung xương bất thường ảnh hưởng đến dáng đi.

Cứng khớp, đau khớp là triệu chứng phổ biến của bệnh xương khớp

Bài test kiểm tra sức khỏe Xương Khớp

Câu hỏi 1: Bạn đang gặp phải triệu chứng nào sau đây:
Câu hỏi 2: Tình trạng này xuất hiện bao lâu rồi?

Phương pháp điều trị bệnh xương khớp

Có nhiều cách điều trị bệnh lý về xương khớp, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là thông tin về một số phương pháp phổ biến hiện nay.

Sử dụng thuốc Tây y

Tương tự như các bệnh lý khác, để điều trị bệnh xương khớp, sử dụng thuốc Tây y là phương pháp được ưu tiên hàng đầu. Thông thường, thuốc sẽ tập trung giảm đau và các triệu chứng sưng đỏ, viêm nhiễm tại khớp.

  • Thuốc giảm đau: Đối với trường hợp thường xuyên đau khớp và các cơn đau âm ít hoặc dữ dội sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol, acetaminophen (Tylenol) hoặc hydrocodone (Vicodin), nhưng dòng thuốc này không hỗ trợ giảm viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Đây là nhóm thuốc có khả năng giảm đau và giảm viêm, tiêu biểu là ibuprofen (Advil), salicylat, Etoricoxia, Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam hoặc Diclofenac.
  • Thuốc giãn cơ: Những bệnh nhân bị đau xương khớp kèm triệu chứng sưng phù, căng cơ do chấn thương cấp tính hoặc người bệnh không đáp ứng thuốc chống viêm không steroid sẽ được dùng thuốc giãn cơ. Một số thuốc giãn cơ được chỉ định sử dụng như Metaxalone, Cyclobenzaprine.
  • Thuốc chống viêm Corticoid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau rất nhanh, thường được áp dụng cho trường hợp bệnh xương khớp ở giai đoạn nặng. Thuốc Corticoid ngoài đường uống còn dùng ở dạng tiêm trực tiếp vào khớp.

Thuốc Tây y mang đến hiệu quả cải thiện bệnh nhanh chóng. Nhưng do thành phần dược tính cao nên nếu dùng trong thời gian dài sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gan, thận hoặc gây phụ thuộc thuốc. Vậy nên, để tránh những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng liệu trình.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh xương khớp

Phương pháp phẫu thuật

Để điều trị các ca xương khớp nặng, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận đã hỏng. Cụ thể về một số phương pháp phẫu thuật xương khớp như sau:

  • Phẫu thuật thay khớp: Mục đích của phẫu thuật này là cắt bỏ phần khớp đã hỏng khỏi cơ thể, sau đó thay thế bằng khớp nhân tạo. Loại khớp nhân tạo này được dùng cho các bệnh nhân bị viêm khớp gối, viêm khớp kháng và có tuổi thọ lên tới 20 năm.
  • Tái tạo xương: Phương pháp cắt ghép, tái tạo xương được thực hiện nhằm sắp xếp lại phần xương đã bị tổn thương và suy giảm chức năng. Thông thường, phương pháp phẫu thuật này sẽ được chỉ định cho những người trẻ tuổi do khả năng phục hồi xương khớp tốt hơn người lớn tuổi.
  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp được sử dụng để gọt cắt phần sụn đã bị rách hoặc hư hỏng. Khi sử dụng phương pháp này, máy nội soi sẽ giúp bác sĩ theo dõi được toàn bộ vùng điều trị trong suốt quá trình phẫu thuật mà không cần rạch đường mổ lớn. Nhờ đó tốc độ phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Không thể phủ nhận hiệu quả mà phương pháp phẫu thuật mang lại, nhưng trong quá trình tiến hành điều trị, người bệnh cũng phải đối diện với một số rủi ro tiềm ẩn như nhiễm trùng, xuất huyết, tổn thương các dây thần kinh xung quanh, tác dụng phụ của thuốc gây tê, thuốc gây mê,... Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lựa chọn đơn vị bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tiến hành phẫu thuật uy tín nhất.

Phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận đã hỏng

Mẹo điều trị bệnh xương khớp tại nhà

Đối với tình trạng bệnh xương khớp ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà nhằm kiểm soát, ngăn ngừa bệnh diễn tiến tiêu cực như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục, vận động nhẹ nhàng rất có lợi trong việc cải thiện triệu chứng bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tùy tình trạng xương khớp hiện tại, người bệnh lựa chọn môn thể thao phù hợp với bản thân như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe. Bác sĩ khuyến nghị nên vận động tối thiểu 5 ngày/tuần và 30 phút/ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Đối với những người bị bệnh xương khớp, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi (trứng, sữa) cho hệ xương chắc khỏe, các thực phẩm giàu chất chống viêm và chống oxy hóa (trái cây, rau củ),... Đồng thời, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc đồ ăn cay nóng.
  • Chườm lạnh: Cụ thể, người bệnh dùng túi chườm lạnh để chườm lên vùng xương khớp đang bị sưng đau trong 15 - 20 phút. Mỗi ngày nên thực hiện chườm 3 lần để giảm đau nhức và giảm sưng viêm hiệu quả. Thông thường, phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh viêm cấp tính.
  • Chườm ấm: Khác với phương pháp chườm lạnh khi bị sưng viêm khớp cấp tính, phương pháp chườm ấm được áp dụng trong trường hợp bệnh mãn tính. Nhiệt độ từ túi chườm sẽ làm tăng lưu thông máu, giúp giảm sưng viêm, đau nhức hiệu quả.

Phương pháp chườm nóng, chườm lạnh giảm đau hiệu quả

Phương pháp vật lý trị liệu

Một trong những phương pháp được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp là vật lý trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng các bài tập tăng cường chức năng cho hệ cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Dựa theo thể trạng và mức độ tổn thương khớp của từng người, bác sĩ sẽ xây dựng một liệu trình bài tập phù hợp nhằm giảm đau, tăng độ linh hoạt và tăng phạm vi cử động của khớp. Thông thường, phương pháp vật lý trị liệu sẽ được áp dụng cho những người bị bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ và trung bình.

Vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp

Phương pháp điều trị bằng Đông y

Trong Đông y quan niệm bệnh đau nhức xương khớp có nguyên nhân do khí huyết không lưu thông, ngoại tà xâm nhập vào mạch máu, khiến gân cốt tê bì, sưng phù, co cứng và đau nhức các khớp. Để điều trị tình trạng này, thầy thuốc sẽ kê đơn điều trị với những dược liệu phù hợp với từng thể bệnh. Với cơ chế điều trị từ căn nguyên, giúp bệnh khỏi tận gốc, ngăn ngừa tái phát. Hơn nữa, thuốc Đông y rất lành tính do được bào chế hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa chất hóa học tổng hợp nên hạn chế tối đa những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần nên quá chủ quan. Bởi các dược liệu này sẽ phải trải qua các khâu bào chế, đóng gói, bảo quản,... Nếu không đảm bảo tiến hành đúng quy cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ tiêu cực. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Đông y cũng cần trao đổi kỹ lưỡng với thầy thuốc về cách sử dụng, liệu lượng, liệu trình điều trị và các chú ý trong quá trình dùng thuốc.

Khi sử dụng thuốc Đông y cần tuân thủ cách dùng, liệu lượng, liệu trình

Dược liệu trị bệnh xương khớp

Sử dụng cây cỏ trong tự nhiên làm vị thuốc chữa bệnh đã được áp dụng từ thời xa xưa. Trong đó, bệnh xương khớp cũng có thể điều trị khỏi thông qua phương pháp này. Cụ thể, thầy thuốc sẽ lựa chọn những dược liệu có thành phần tốt cho xương khớp, có khả năng giảm đau, giảm viêm và tăng cường hoạt dịch, thúc đẩy sức khỏe hệ xương khớp mau hồi phục. Các loại dược liệu này có thể được nuôi trồng tại các viện y dược hoặc tìm thấy ngay chính trong vườn nhà.

Do hoàn toàn dùng dược liệu thiên nhiên chữa bệnh, đảm bảo được độ lành tính nhưng cũng mang một nhược điểm là cần nhiều thời gian để phát huy công dụng. Đồng thời cũng chỉ có khả năng điều trị tình trạng bệnh xương khớp ở giai đoạn nhẹ.

Dưới đây là một số dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý liên quan đến xương khớp, bạn có thể tham khảo để lựa chọn trong quá trình chữa bệnh:

Cây lá lốt

Cây lá lốt thuộc họ Hồ tiêu, tên khoa học là Piper lolot C. Loại cây này không chỉ quen thuộc trong các món ăn mà còn được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh xương khớp. Bởi trong lá lốt có chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng các hoạt chất chống oxy hóa như Flavonoid và Alkaloid. Các chất này có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy khớp hoặc tê buốt chân tay hiệu quả. Chính vì vậy, dược liệu này thường được dùng trong điều trị các bệnh thấp khớp, phong tê thấp, đau nhức xương khớp.

Cây lá lốt giúp cải thiện bệnh xương khớp

Cây vòi voi

Cây vòi voi còn có tên gọi khác là Cẩu vĩ trùng, Dền voi, Nam độc hoạt, Đại vĩ đao, thuộc họ Vòi voi Boraginaceae. Các chuyên gia đã phân tích và phát hiện trong cây vòi voi có chứa boswellic và triterpenoids giúp ức chế phản ứng gây viêm, giảm triệu chứng sưng đau hiệu quả. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong cây như collagenase và matrix metalloproteinases có tác dụng ức chế hoạt động của enzym phá hủy sụn khớp đồng thời kích thích sản sinh chất làm dày sụn, bảo vệ cấu trúc sụn khớp.

Cây xấu hổ

Cây xấu hổ có tên gọi khác là cây mắc cỡ, câu trinh nữ, tên khoa học Mimosa pudica L. Đây là dược liệu có tác dụng điều trị bệnh xương khớp được ứng dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Nhờ vị ngọt, tính hơi hàn, cây xấu hổ mang tác dụng chống viêm, an thần, giảm đau. Cả bộ phận lá, thân và rễ cây đều có thể sử dụng được. Sau khi phơi khô những bộ phận này, bạn đem sao vàng và sắc lấy nước uống hằng ngày để trị bệnh xương khớp. Nhưng chú ý, dược liệu này không dùng cho người đang mang thai, người có thể trạng suy nhược.

Cây xấu hổ mang tác dụng chống viêm, an thần, giảm đau

Cây cỏ xước

Cây cỏ xước có tên gọi khác là Ngưu tất nam, tên gọi khoa học là Radix Achyranthis asperae .Trong Y học cổ truyền, cỏ xước có vị đắng, chua và tính bình, mang tác dụng tiêu viêm, thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau nhức các khớp. Bên cạnh đó, Y học hiện đại đã phát hiện thành phần trong cỏ xước chứa các chất như Acid oleanolic, Saponin oligosaccharide, Hentriacontane và saponin,... giúp giảm đau, tiêu sưng. Chính vì vậy, những người đang bị đau nhức xương khớp có thể lựa chọn dùng cỏ xước sắc thuốc uống hoặc giã nát đắp hằng ngày để mau chóng thuyên giảm bệnh tình.

Cây cẩu tích

Cây cẩu tích từ lâu đã được biết đến là dược liệu có tác dụng chống viêm và giảm đau hữu hiệu. Vậy nên, cây được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý liên quan đến đau nhức xương khớp. Các chuyên gia đã nghiên cứu thấy trong dược liệu có chứa các chất chống viêm, giảm đau như harpagide, harpagosid, procumbide,... Bên cạnh đó, các chất này sẽ giúp thúc đẩy hồi phục sức khỏe hệ xương, cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

Cây cẩu tích có tác dụng chống viêm và giảm đau hữu hiệu

Cây mật gấu

Cây mật gấu lá thực phẩm có nguồn gốc từ Châu Âu, hiện nay được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng, trong đó có hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Bởi thành phần của cây mật gấu có chứa các hoạt chất như inulin, lignan cùng các loại acid béo, giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Hiện nay, không chỉ sử dụng trực tiếp mà cây mật gấu cũng được bào chế thành thuốc đặc trị đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp.

Ngoài ra, một số huyệt đạo khác cũng được ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp gồm:


Huyệt đạo trị bệnh xương khớp

Sử dụng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt trong điều trị bệnh xương khớp được đánh giá cao về tính hiệu quả, giúp kiểm soát các triệu chứng và cơn đau xương khớp. Thủ thuật này có tác dụng lưu thông khí huyết, sơ thông kinh lạc và trấn thống, giảm đau nhức. Đồng thời, bấm huyệt xương khớp sẽ giúp tăng cường chuyển hóa tại các cơ, tăng tuần hoàn máu qua cơ, giúp gân có tính đàn hồi cao, hạn chế co rút gân hoặc dây chằng khớp. Đặc biệt, khi xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp tăng lượng máu tới bao khớp, tăng tiết hoạt dịch, ngăn ngừa thoái hóa.

Xoa bóp, bấm huyệt được giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

Nhưng cần chú ý, phương pháp này chống chỉ định cho những đối tượng có vết thương hở tại vùng huyệt đạo, người bị suy tim - suy thận nặng, phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Để đảm bảo mang đến hiệu quả điều trị bệnh và an toàn cho sức khỏe tổng thể, cần đảm bảo thao tác bấm huyệt đúng kỹ thuật, xác định chính xác vị trí huyệt và phối kết hợp các huyệt đạo tương hợp, có cùng chức năng. Dưới đây là những huyệt đạo được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp:

Chuyên gia trong lĩnh vực Xương Khớp


Top phòng khám nổi bật điều trị Xương Khớp bằng YHCT


Kiến thức liên quan

ong-lang-cuong
thoai-hoa-cot-song-o-vi-tri-nao-pho-bien-nhat-hien-nay
thoai-hoa-cot-song-chen-day-than-kinh
x-quang-cot-song-that-lung

Tin liên quan

luong-y-nguyen-van-minh-chua-thoat-vi-dia-dem
bai-thuoc-dong-y-chua-khoi-thoat-vi-dia-dem
ngu-y-nguyen-dich-va-bai-thuoc-chua-thoai-hoa-khop-cho-cac-doi-vua-trieu-nguyen
cach-chua-benh-gut