Tổng quan về bệnh Thận

Bệnh thận là những bệnh lý xuất phát do thận bị tổn thương, suy giảm chức năng và không thể lọc máu hay bài tiết chất thải như bình thường. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng, dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. 

Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có thêm 8000 ca mắc bệnh thận mỗi năm, nâng tổng số người bệnh lên 5 triệu người. Nguy hiểm hơn, hiện nay, tỷ lệ ca mắc bệnh đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ quan về các triệu chứng thông thường, khiến bệnh diễn tiến đến giai đoạn nặng mới phát hiện. Bên cạnh đó, những yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường sống,… cũng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của bệnh. 

Tỷ lệ mắc bệnh thận đang ngày càng tăng

Vậy nên, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị nên đi thăm khám bệnh định kỳ, đặc biệt khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như đi tiểu nhiều lần, nước tiểu bất thường, phù chân tay,… Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó xây dựng phác đồ chữa bệnh phù hợp nhất.

Khoa Thận trên Tạp Chí Đông Y sẽ cung cấp đến cho các bạn những thông tin về bệnh lý thận như thận yếu, suy thận,… để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh từ đó có thể liên hệ với chính các chuyên gia, cố vấn của trang tapchidongy.org để được tư vấn rõ hơn về tình trạng bệnh và giải pháp điều trị.

Các bệnh lý Thận thường gặp

Triệu chứng bệnh thận phổ biến

Những triệu chứng bệnh thận thường xuất hiện như:

  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt là ban đêm.
  • Nước tiểu có lẫn máu, nước tiểu nhiều bọt, mùi khó chịu.
  • Lượng nước tiểu nhiều/ít hơn bình thường.
  • Phù chân tay, đau hông lưng, cạnh sườn.
  • Bị co rút cơ tay, cơ chân.
  • Ngứa ngáy, buồn nôn, nôn mửa.
  • Chán ăn, kém ăn.

Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thận có những bất thường

Bài test kiểm tra sức khỏe Thận

Câu hỏi 1: Bạn đang gặp phải triệu chứng nào sau đây:
Câu hỏi 2: Tình trạng này xuất hiện bao lâu rồi?

Phương pháp điều trị bệnh thận

Để điều trị bệnh thận, sau khi thăm khám, chẩn đoán được chính xác mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ chữa trị hiệu quả nhất. Dưới đây là những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

Sử dụng thuốc Tây y

Thận suy yếu có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác, gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho người bệnh. Để kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng này, người bệnh được bác sĩ kê đơn có mặt một số nhóm thuốc như sau:

  • Thuốc giảm sưng tấy: Những người bị bệnh thận thường gặp tình trạng giữ nước. Điều này có thể dẫn tới tình trạng sưng phù chân tay. Lúc này, các loại thuốc giảm sưng tấy, thuốc lợi tiểu sẽ giúp cân bằng chất lỏng có trong cơ thể, hỗ trợ điều trị tích cực bệnh lý này.
  • Thuốc cao huyết áp: 90% người bị bệnh thận sẽ kéo theo xuất hiện bệnh huyết áp cao. Bên cạnh chế độ ăn ít muối, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc Tây y để hạ huyết áp. Thông thường sẽ là nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
  • Thuốc giảm cholesterol: Thận suy giảm chức năng dẫn đến khó đào thải các độc tố và cholesterol khỏi cơ thể, khiến nồng độ cholesterol xấu tăng cao, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc giảm cholesterol là statin.
  • Thuốc trị thiếu máu: Nhóm thuốc này sẽ giúp bổ sung hormone erythropoietin và sắt giúp kích thích sản sinh nhiều tế bào hồng cầu hơn. Nhờ đó, giảm triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi và suy nhược cơ thể do bệnh thận gây ra.
  • Thuốc bảo vệ xương: Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thận gây ra là yếu xương, giòn xương, loãng xương. Vậy nên, người bệnh sẽ cần bổ sung thêm canxi và vitamin D để tăng mật độ xương, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

Dùng thuốc Tây giúp kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng

Phương pháp ngoại khoa

Đối với những bệnh nhân đang trong tình trạng bệnh thận nặng, chức năng tự đào thải của thận hoàn toàn mất đi thì có thể cân nhắc lựa chọn các phương pháp ngoại khoa như: Lọc máu (Chạy thận), lọc màng bụng hoặc ghép thận.

  • Lọc máu (Chạy thận): Đây là phương pháp sử dụng máy bên ngoài cơ thể để tiến hành lọc máu thay cho thận. Phần máu sau khi được lọc bỏ chất thải sẽ được đưa lại vào cơ thể người bệnh. Thông thường, việc lọc máu sẽ cần được thực hiện đều đặn 3 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
  • Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc): Đây là phương pháp làm sạch các chất thải trong máu bằng cách dùng niêm mạc của ổ bụng (phúc mạc) của người bệnh. Phương pháp này sẽ cần sự hỗ trợ từ 1 loại dung dịch đặc biệt gọi là dịch lọc. Cụ thể, dịch lọc chảy qua 1 ống thông (catherter) để vào bụng người bệnh. Lúc này, lớp niêm mạc bụng sẽ hoạt động tương tự như 1 bộ lọc và loại bỏ sạch sẽ chất thải khỏi máu.
  • Cấy ghép thận: Đây là phương pháp thay thế hoàn toàn thận bằng 1 quả thận tương thích với cơ thể, thường quả thận này được lấy từ người thân đang khỏe mạnh hoặc 1 người đã chết não. Cấy ghép thận là phương pháp được đánh giá rất cao bởi thận thay thế có chức năng tương đương 90% so với người bình thường.

Phương pháp ngoại khoa cần đụng chạm dao kéo phẫu thuật nên người bệnh cần lựa chọn đơn vị thực hiện uy tín, các bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Tình trạng bệnh thận nặng sẽ cần áp dụng phương pháp ngoại khoa

Mẹo điều trị bệnh thận tại nhà

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thận và từ đó, nhiều phương pháp điều trị tương ứng được ra đời. Đối với những người bị bệnh thận do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không phù hợp, đồng thời chỉ mới đang trong giai đoạn đầu, bệnh vẫn còn nhẹ thì có thể điều trị bằng cách xây dựng lại chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mình. Cụ thể như sau:

Uống đủ nước 

Bệnh sỏi thận, suy thận hoặc viêm thận,... có thể điều trị hiệu quả tại nhà bằng cách cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bởi nước sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố từ thận ra nước tiểu hiệu quả. Thông thường, mỗi ngày 1 người cần đáp ứng đủ 2 - 2.5 lít nước/ngày. Đối với bị bệnh thận, bác sĩ khuyến nghị nên bổ sung khoảng 2.5 - 3 lít nước/ngày tùy theo từng thể trạng.

Bên cạnh uống nước lọc, bạn hoàn toàn có thể bổ sung, thay thế bằng các loại nước ép rau củ, trái cây, nước từ thảo dược,... nhưng chú ý chỉ uống bổ sung xen kẽ nước lọc chứ không thay thế hoàn toàn nước lọc. Đồng thời, người bệnh cũng cần chú ý không sử dụng nước ngọt, nước có gas, rượu, bia, chất kích thích,... trong quá trình trị bệnh thận.

Uống đủ nước giúp tăng cường chức năng thận

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Thực phẩm có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và cải thiện bệnh lý về thần. Các bác sĩ cho biết, để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, cần đảm bảo duy trì sự cân bằng khoáng chất, vitamin cũng các chất điện giải khác. Vậy nên, bác sĩ đã đưa ra một số chất dinh dưỡng nên và không nên có mặt trong thực đơn của người bị bệnh thận gồm

  • Bổ sung vitamin và vi chất: Những người đang bị bệnh thận thường khó hấp thu chất, dễ bị thiếu hụt vitamin và vi chất. Vậy nên, người bệnh cần được bổ sung nhóm thực phẩm giàu những chất này trong bữa ăn hằng ngày. Thông thường, các chất này thường có trong rau củ, trái cây, các loại hạt,...
  • Khoáng chất: Người bị bệnh thận nên tăng cường tiêu thụ thức ăn có chứa nhiều photpho, kali. Bởi các khoáng chất này thường giảm khi thận trong tình trạng suy yếu.
  • Protein: Bác sĩ cho biết, quá trình chuyển hóa protein sẽ tạo ra các chất khó đào thải qua thận. Vậy nên, trong giai đoạn điều trị bệnh thận, bạn nên hạn chế tối đa tiêu thụ các thực phẩm thuộc nhóm này để thận được làm việc nhẹ nhàng, thúc đẩy thời gian hồi phục.
  • Đường: Dù đóng vai trò quan trọng trong quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng việc tiêu thụ nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, ảnh hưởng xấu tới chức năng của thận.
  • Natri: Đây là một trong số những nhóm thực phẩm không nên ăn khi điều trị bệnh thận.  Bởi nếu nồng độ natri trong cơ thể tăng cũng sẽ làm chỉ số huyết áp tăng - nguyên nhân phổ biến gây bệnh thận. Vậy nên, bạn cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nằm trong nhóm này.

Phương pháp điều trị bằng Đông y

Hiện nay, nhiều người lựa chọn phương pháp điều trị bệnh thận bằng Đông y thay vì Tây y. Bởi các bài thuốc Đông y đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng tích cực cho sức khỏe người bệnh. Các thành phần dược liệu trong bài thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, quen thuộc và lành tính. Nhờ đó, tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ giảm xuống mức tối đa.

Đặc biệt, thuốc Đông y không chỉ có tác dụng điều trị bệnh thận mà còn giúp tăng cường sức khỏe, thúc đẩy lưu thông máu, bồi bổ khí huyết, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch và đường huyết.

Các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Bên cạnh ưu điểm, phương pháp này cũng có nhược điểm nhất định chính là người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian lâu dài. Bởi thuốc Đông y sẽ không có tác dụng nhanh như thuốc Tây y mà cần có thời gian từ 2 - 3 tháng mới thấy hiệu quả phát huy tốt nhất.

Có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh suy thận, trong đó, các bài thuốc đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn như:

  • Bài thuốc 1: Gồm có các dược liệu như quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh, lộc giác giao, đương quy, địa hoàng thán, kỷ tử. Cho toàn bộ vào ấm sắc cùng 6 bát nước, đợi nước cạn còn 1 bát thì tắt bếp và rót ra bát uống làm 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng dược liệu gồm hạn liên thảo, đan bì, hoài sơn, trạch tả, phục linh, thục địa, rễ cây cỏ xước, cây nữ trinh tử, kỷ tử. Sau khi rửa sạch, cho các dược liệu trên vào ấm đun với 6 bát nước, chờ nước cạn còn 1 bát thì đem chắt ra bát uống trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Gồm các thảo dược như mã đề, ý dĩ, rau má, râu ngô, sài đất. Đem đun các dược liệu trên với 6 bát nước rồi uống xen kẽ với nước lọc, 1 thang có thể sắc 2 lần, nhưng chỉ uống trong 1 ngày, không để qua đêm.

Dược liệu trị bệnh thận

Nếu bệnh thận ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các vị dược liệu từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh. Đây đều là các dược liệu dễ kiếm, an toàn lành tính, lại không tốn nhiều chi phí và có hiệu quả chữa bệnh tốt, vậy nên được rất nhiều người lựa chọn. Do sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên nên phương pháp này có tác dụng từ từ, phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa đáp ứng của từng người.

Cây mã đề

Một trong những dược liệu được chuyên gia đánh giá cao trong công dụng cải thiện và điều trị bệnh về thận là cây mã đề. Theo ghi chép của Y học cổ truyền, mã đề có tác dụng điển hình là lợi tiểu, lợi mật, trị tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu nước vàng, viêm bàng quang và sỏi tiết niệu.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh về những tác động tích cực của mã đề đối với thận. Trong thành phần của cây có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Aucubozit và Rinatin, kết hợp vitamin K, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình thải độc tố, thúc đẩy tăng cường chuyển hóa trong cơ thể. Nhờ tác động này sẽ giúp thông tắc nghẽn tại thận, cải thiện chức năng thận hiệu quả.

Cây mã đề giúp cải thiện và điều trị bệnh về thận

Rau diếp cá

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu khoa học, phân tích thành phần trong cây rau diếp cá và phát hiện những hoạt chất như Myrcene capric acid và Acetaldehyde. Đây là những chất có tác dụng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng tại đường tiết niệu và thận. Bên cạnh đó, các thành phần khác trong rau diếp cá cũng giúp giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông hệ bài tiết. Nhờ đó, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý liên quan đến thận.

Cây rau ngổ

Một loại cây thường mọc xung quanh nhà, vô cùng dễ kiếm nhưng cũng là loại dược liệu quý được dùng trong điều trị bệnh thận tại nhà. Theo Y học cổ truyền, cây rau ngổ có tính mát, vị đắng, mùi thơm và không độc, mang đến tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giảm co thắt cơ trơn, cơ ruột và giãn mạch máu. Bên cạnh đó, các chất trong rau ngổ có tác dụng tăng lọc cầu thận, nhờ đó tăng lượng nước tiểu và hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả.

Tuy nhiên, loại rau này được khuyến cáo không dùng nhiều cho phụ nữ đang mang thai. Bởi rau ngổ có tác dụng giãn cơ phủ tạng làm tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, do loại rau này thường mọc dưới nước nên dễ bị nhiễm sán, khuẩn. Vậy nên trước khi sử dụng, bạn cần rửa sạch và nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn.

Cây rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm

Cây bòng bong

Theo ghi chép trong sách Y học cổ truyền,cây bòng bong có tính hàn, vị ngọt, được quy vào 2 inh là bàng quang và tiểu trường. Dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, lợi thấp và tả thấp nhiệt tại bàng quang cùng tiểu trường. Vì thế, bòng bong được đưa vào sử dụng trong quá trình điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm thận, suy thận,...

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số dược liệu khác cũng có khả năng hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng của thận như sau:


Huyệt đạo trị bệnh thận

Ngoài các bài thuốc Đông y, trong Y học cổ truyền còn có phương pháp bấm huyệt cũng được đánh giá cao về hiệu quả chữa trị và được nhiều người bệnh lựa chọn. Cụ thể, thầy thuốc sẽ tiến hành bấm 1 số huyệt đạo trên cơ thể để đả thông kinh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, phục hồi và tăng cường chức năng của thận. Tuy nhiên, cũng như các cách chữa bệnh Y học cổ truyền khác, liệu trình bấm huyệt diễn ra trong thời gian dài mới có thể phát huy toàn bộ hiệu quả.

Bấm huyệt được đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh thận

Một ưu điểm của phương pháp bấm huyệt được đánh giá cao chính là ít gây tổn thương và tác dụng phụ bởi không cần can thiệp của máy móc, thiết bị. Tuy vậy, người bệnh cũng không được chủ quan, cần đảm bảo kỹ thuật bấm huyệt chuẩn xác và tác động đúng vào các huyệt đạo tương hợp. Dưới đây là hệ thống các huyệt đạo được ứng dụng trong liệu trình bấm huyệt chữa bệnh thận.

Chuyên gia trong lĩnh vực Thận


Top phòng khám nổi bật điều trị Thận bằng YHCT


Kiến thức liên quan

suy-than-cap-chuc-nang-va-thuc-the
suy-than-phai-loc-mau
bam-huyet-chua-suy-than

Tin liên quan

phuc-dung-bai-thuoc-nhat-nam-tieu-thach-khang-tri-soi-than
nhat-nam-y-vien-don-vi-yhct-uy-tin-so-1-trong-dieu-tri-soi-than