Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ kiêng khem hợp lý để giúp bệnh chóng hồi phục. Vậy bị zona thần kinh kiêng gì trong chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày là tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tạp Chí Đông Y để được giải đáp chi tiết. 

Zona thần kinh kiêng gì trong sinh hoạt?

Zona thần kinh là bệnh lý cần kiêng khem nhiều để giảm thiểu các biến chứng cũng như đẩy nhanh quá trình lành mệnh. Trong sinh hoạt, người bị zona thần kinh cần chú ý tới những vấn đề sau đây:

Kiêng giã ngứa

Phần lớn các trường hợp bị zona thần kinh đều xuất hiện các nốt mụn nước có chứa dịch gây ngứa, khó chịu trên da. Tuy nhiên, bạn không nên cào gãi, tác động lên những vùng da này. Bởi việc cào giã có thể làm vỡ những nốt mụn, làm lan rộng khu vực da bị tổn thương. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và gây khó khăn cho việc điều trị.

Bị zona thần kinh nên kiêng giã ngứa
Bị zona thần kinh nên kiêng giã ngứa

Không đắp đậu xanh, đồ nếp lên mụn nước

Dùng đậu, gạo nếp đắp lên vùng da bị phồng rộp là một phương pháp truyền thống được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cách làm này không cho hiệu quả chống lại virus, vi khuẩn mà còn gây ra tình trạng kích ứng, viêm loét, tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.

Thông thường, mọi người thường nhai đậu xanh, gạo nếp và thoa chúng trực tiếp lên da. Hành động này sẽ khiến vi khuẩn có trong miệng sẽ bám vào các nguyên liệu. Nếu thoa lên vùng da đang bị phồng rộp rất dễ làm các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Không kiêng nước, gió quá mức

Có rất nhiều người cho rằng, khi bị zona thần kinh, bạn cần kiêng nước và gió. Tuy nhiên, để giúp kiểm soát bệnh lý hiệu quả, tránh để virus, vi khuẩn có khả năng phát triển, lây lan, mọi người vẫn nên duy trì thói quen tắm rửa hàng ngày.

Việc hạn chế tắm, tránh ra ngoài có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Theo đó, bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch do bác sĩ chỉ định để loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn tích tụ trên da. Từ đó hạn chế nguy cơ để vi khuẩn, virus có môi trường thuận lợi để phát triển hoặc gây biến chứng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí để ngăn ma sát hoặc làm vỡ mụn nước. Ngoài ra, vệ sinh nhà cửa, thường xuyên thay ga giường, vỏ chăn cũng là một trong những việc mà bạn cần thực hiện trong thời gian này.

Tránh tự ý bôi thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ

Cơ địa và tình trạng da ở mỗi người là khác nhau. Do đó, chỉ có bác sĩ mới có thể đánh giá chính xác và biết đâu là loại thuốc phù hợp với người bệnh. Để đảm bảo an toàn, góp phần điều trị bệnh hiệu quả, các bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tốt nhất, bạn hãy tới bệnh viện thăm khám, sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để tối ưu hiệu quả điều trị.

Tránh tự ý bôi thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ
Tránh tự ý bôi thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ

Người bị zona thần kinh kiêng gì trong ăn uống?

Bên cạnh những điều cần tránh trong sinh hoạt, người bị zona thần kinh kiêng gì trong ăn uống cũng được rất nhiều người quan tâm. Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh.

Để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, người bị zona thần kinh cần tránh hoặc hạn chế dung nạp những thực phẩm sau đây:

Thực phẩm chứa nhiều đường

Do tâm trạng không ổn định, thường xuyên cảm thấy căng thẳng, áp lực nên người bị zona thần kinh thường tìm tới các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

Mặc dù chúng có thể giúp thư giãn tạm thời, giải phóng năng lượng tiêu cực. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm này vì chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Đồng thời cản trở quá trình làm lành vết thương, hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin thiết yếu cho quá trình tái tạo tế bào.

Ngoài những thực phẩm như kẹo, nước ngọt hay các mặt hàng tương tự khác, người bệnh cũng cần hạn chế ăn trái cây có hàm lượng đường cao như cà chua, hồng, nhi, việt quất,…

Bị zona thần kinh nên kiêng ngũ cốc tinh chế

Trên thực tế, các loại ngũ cốc tinh chế đều có chứa hàm lượng tinh bột, lượng đường lớn. Nếu tiêu thụ nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng, phá vỡ cân bằng điện giải, tạo môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế, khi được hỏi người bị zona thần kinh nên kiêng gì, thì chắc chắn có nhóm thực phẩm này.

Bị zona thần kinh nên kiêng ngũ cốc tinh chế
Bị zona thần kinh nên kiêng ngũ cốc tinh chế

Tuy nhiên, thiếu tinh bột có thể làm giảm sức đề kháng, khiến mức năng lượng thấp. Do đó, để vừa giảm các triệu chứng nhưng có thể duy trì lượng tinh bột cần thiết, các bạn nên sử dụng các thực phẩm thay thế như khoai lang, gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt vào mỗi bữa sáng hàng ngày.

Thực phẩm chứa axit amin arginine

Yến mạch, socola, hạt bí ngô, đậu nành, đậu phộng, thịt gà,… là những thực phẩm giàu arginine – một axit amin có khả năng tăng cường sự phát triển và nhân lên của virus varicella-zoster.

Để ngăn ngừa sự lây lan của virus, hạn chế tình trạng phát ban, hình thành mụn nước, các bạn nên hạn chế dung nạp các thực phẩm có chứa axit amin arginine như đã nêu trên.

Thực phẩm chứa gelatin

Thành phần này được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như kẹo dẻo, kẹo cao su hay thạch. Gelatin được nghiên cứu là có khả năng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và lan truyền rộng rãi virus varicella-zoster qua các sợi thần kinh. Chính vì thế, người bị zona thần kinh nên tránh tiêu thụ những thực phẩm có chứa gelatin.

Thực phẩm có thể gây sẹo

Bên cạnh việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona, việc phòng ngừa sẹo sau điều trị cũng là vấn đề quan trọng. Để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo, các bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm như rau muống, gạo nếp hay các thực phẩm dễ gây dị ứng.

Được biết, rau muống kích thích da non, củng cố lớp biểu mô nên dễ gây ra sẹo lồi khi ăn trong thời gian trị bệnh. Gạo nếp lại có tính sinh nhiệt, khi ăn có thể gây mưng mủ dẫn đến bội nhiễm. Các thực phẩm dễ dị ứng như tôm, cua và một số hải sản khác có thể làm tình trạng ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn. Từ đó làm mụn nước bị vỡ, tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo.

Tránh đồ uống có cồn

Dung nạp đồ uống có cồn trong thời gian dài có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan, gây bệnh. Rượu bia, nước hoa quả chứa cồn cũng cản trở khả năng chuyển hóa và loại bỏ độc tố ở gan, khiến thuốc kháng virus hoạt động kém hiệu quả. Vậy nên bạn cần kiêng rượu và không dùng chất kích thích trong khi điều trị bệnh lý da liễu này.

Tránh đồ uống có cồn khi bị zona thần kinh
Tránh đồ uống có cồn khi bị zona thần kinh

Người bị zona thần kinh nên kiêng thực phẩm giàu chất béo

Đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích thường chứa nhiều chất bảo quản, chất béo không lành mạnh. Nếu thường xuyên ăn những mặt hàng này, người bệnh có nguy cơ tăng mỡ máu, dẫn tới tăng cân, béo phì và giảm hấp thu vitamin, khoáng chất thiết yếu.

Người bệnh zona thần kinh nên ăn gì?

Người bị zona thần kinh kiêng gì, ăn gì nhanh khỏi? Dưới đây là top những nhóm thực phẩm mà bạn nên bổ sung khi bị zona. Chi tiết như sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Những thực phẩm giàu vitamin A giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo đó, bạn nên ăn các loại rau xanh, trái cây như rau cải xanh, bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, rau cải ngọt, xoài, dưa hấu, cam, chanh, dứa,… Ngoài ra, lòng đỏ trứng gà, cá thu, cá hồi, cá trích, sữa, các thực phẩm từ sữa, ngũ cốc cũng rất giàu vitamin A.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Được biết, vitamin B6 và B12 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ miễn dịch, hệ thần kinh của cơ thể. Bên cạnh đó chúng cũng giúp tăng cường khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Các thực phẩm giàu vitamin B mà bạn có thể bổ sung gồm có sữa, sữa chua, các loại cá, hải sản, khoai lang, khoai tây, chuối,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể tổng hợp protein trong hệ miễn dịch và còn giúp chống oxy hóa, tăng cường bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại. Đặc biệt những thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cam, chanh, súp lơ, dâu, kiwi,… còn giúp tái tạo tế bào trong vùng da bị tổn thương nhờ tác dụng chống viêm, chống oxy hóa.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E: Đây là nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm và hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân bị zona. Dầu oliu, dầu lạc, dầu cá hồi, hạt lanh, hạt dẻ cười, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, xoài, bơ, hạt dẻ cười, cà chua,… rất giàu vitamin E.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là khoáng chất quan trọng giúp tăng trưởng tế bào, cải thiện hệ miễn dịch và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn – virus gây bệnh. Để cung cấp kẽm cho cơ thể, bệnh nhân bị zona nên tích cực bổ sung một số loại hải sản, thịt bò, hạt chia, hạt lanh theo khuyến nghị từ chuyên gia.
  • Thực phẩm giàu protein: Đây là dưỡng chất có lợi và rất cần thiết cho cơ thể, nhất là với tế bào bạch cầu. Việc bổ sung đủ lượng protein cần thiết sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch, sức đề kháng mạnh mẽ, chống lại các loại virus gây bệnh zona hiệu quả. Theo đó, bạn có thể bổ sung rau xanh, hạt óc chó, sữa, gạo lứt, quả bơ, bắp,… vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Thực phẩm giàu Lysine: Cá, thịt, trứng và sữa là những thực phẩm giàu Lysine mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống khi bị zona thần kinh. Bởi Lysine có khả năng ức chế sự tăng trưởng của virus VZV gây bệnh zona. Đồng thời tăng cường sức đề kháng – yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân chóng khỏi bệnh và tránh để các tổn thương lan rộng.
Bệnh nhân nên nhiều thực phẩm giàu Lysine
Bệnh nhân nên nhiều thực phẩm giàu Lysine

Lưu ý chăm sóc sức khỏe khi bị zona thần kinh

Ngoài việc quan tâm tới vấn đề zona thần kinh kiêng gì, nên ăn gì, các bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề trong quá trình chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh như sau:

  • Vệ sinh tay khi bôi thuốc: Khi thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần rửa tay thật sạch để ngăn vi khuẩn lây lan. Đồng thời làm giảm nguy cơ lây nhiễm thêm hoặc góp phần hình thành thói quen chữa bệnh an toàn.
  • Tránh sử dụng các loại lá thuốc tùy tiện: Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên sử dụng các loại lá thuốc tùy tiện. Mặc dù các biện pháp tự nhiên thường được cho là an toàn với làn da nhưng với vùng da bị viêm nhiễm, lở loét thì có thể gây phản tác dụng.
  • Giữ vùng da bị tổn thương sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng: Vệ sinh da đúng cách, duy trì sự sạch sẽ là điều quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý ngoài da. Theo đó, bạn cần nhẹ nhàng làm sạch vùng da bị bệnh bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Mặt khác hãy đảm bảo vùng da này luôn khô ráo, thông thoáng để đẩy nhanh quá trình phục hồi, tránh để virus có điều kiện phát triển.
  • Tránh ngâm vùng da bị viêm, nhiễm trùng trong nước hoặc dung dịch: Bệnh nhân tuyệt đối không ngâm vùng da bị viêm hay đang bị nhiễm trùng trong nước hoặc dung dịch. Bởi độ ẩm quá mức có thể cản trở quá trình chữa lành, dẫn tới các biến chứng nặng hơn. Lúc này, bạn chỉ nên tập trung vào việc làm sạch và giữ cho khu vực tổn thương khô ráo, thông thoáng là được.
  • Để lớp vảy bong tự nhiên: Việc kết vảy sau khi điều trị zona là quá trình tất yếu sẽ diễn ra. Tuy nhiên các bạn không nên cào cấu, bóc lớp vảy mà nên để chúng tự bong, hạn chế nguy cơ để lại sẹo. m
  • Hạn chế stress, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: Căng thẳng, lo lắng quá mức có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tác động tiêu cực tới sức đề kháng, sức khỏe của bạn. Vậy nên các bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh để giúp tinh thần trở nên phấn chấn. Từ đó góp phần ổn định sức khỏe, hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn.
  • Tập luyện thể dục vừa phải: Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là một trong những cách hỗ trợ chữa bệnh zona thần kinh hiệu quả. Bởi các bài tập sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích quá trình chữa bệnh, mang lại cảm giác thư thái, thoải mái.
  • Tránh tự ý dùng thuốc: Bệnh nhân không tự ý mua, dùng thuốc khi không có sự chỉ định – kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Do đây là bệnh lý đòi hỏi phác đồ điều trị toàn diện, việc dùng thuốc không đúng cách có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc zona thần kinh kiêng gì giúp bệnh chóng khỏi và những lưu ý liên quan. Việc hiểu rõ về tình trạng bệnh cũng như những nguyên tắc trong điều trị sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh. Từ đó hỗ trợ nâng cao sức khỏe, sức đề kháng để tránh nguy cơ để bệnh phát triển nghiêm trọng hoặc tái nhiễm nhiều lần.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Làn da nhiễm corticoid có thể được phục hồi thông qua việc ngưng sử dụng corticoid và thực hiện chăm sóc da đúng cách. Điều này bao gồm sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, tránh tiếp xúc với chất kích ứng, và có thể cần sự can thiệp từ bác sĩ da liễu. Quá trình phục hồi có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Dưới đây là những bí quyết giúp cải thiện da khô hiệu quả:

  • Dưỡng ẩm sau khi tắm rửa để khóa ẩm và làm mềm da.
  • Thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô, chứa các thành phần dưỡng ẩm.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng mịn.
  • Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
  • Sử dụng xịt khoáng để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
  • Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ.
  • Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên từ các nguyên liệu như dầu dừa, mật ong, sữa chua, hoặc yến mạch.
  • Uống sữa tươi hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.

Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều bệnh viện, phòng khám, spa thăm khám và điều trị da nhiễm corticoid. Vậy nên điều trị da nhiễm corticoid ở đâu? Người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị như Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam,...

Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè - thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh. Do đó, để bảo vệ làn da, bạn cần thực hiện một số biện pháp như thoa kem chống nắng, che chắn da khi ra đường, bổ sung dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong và trang bị các kiến thức sơ cứu da khi bị bỏng nắng.

Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp như: Chườm lạnh cho da, dùng dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, dùng thuốc Tây y,...

Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao, đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt mà còn gây ngứa da dữ dội. Tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.

Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố.... Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường. Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố da, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn cụ thể như: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, bổ sung đủ nước cho cơ thể,...

Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.

Bài viết liên quan