Viêm tai giữa thanh dịch: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Viêm tai giữa thanh dịch là bệnh thường gặp với hầu hết các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Triệu chứng của bệnh thường kín đáo và không rõ ràng khiến các phụ huynh chủ quan, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của trẻ.

Viêm tai giữa thanh dịch là gì?

Không giống với những bệnh viêm tai giữa khác, viêm tai giữa thanh dịch (hay có tên gọi khác là viêm tai màng nhĩ đóng kín) không chảy mủ, có cảm giác nặng tai. Tình trạng bệnh càng nặng sẽ gây ứ đọng dịch nhầy trong tai giữa khiến ống eustachian bị bít tắc. Ở giai đoạn đầu, bệnh gần như không có biểu hiện, triệu chứng rõ rệt nên rất khó để có thể phát hiện kịp thời, gây ảnh hưởng tới thính lực của người bệnh, nguy hiểm hơn khi biến chứng tụ mủ, thủng nhĩ…

Bệnh gây ứ đọng dịch nhầy trong tai
Bệnh gây ứ đọng dịch nhầy trong tai

Thông thường, bệnh viêm tai giữa thanh dịch dễ dàng tự khỏi trong 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên, đặc điểm không khí ở miền Bắc thường lạnh và khô, khiến cho dịch nhầy vô khuẩn trong tai giữa tích tụ lâu, dần dần gây nên tình trạng giảm thính lực tạm thời. Để tình trạng bệnh không chuyển biến phức tạp, các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bệnh giúp phát hiện và điều trị một cách kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa thanh dịch

Viêm tai giữa thanh dịch gây ra bởi việc rối loạn chức năng vòi nhĩ, bộ phận này có chức năng chính là giúp cân bằng áp lực giữa không khí bên ngoài, dịch thải và tai giữa. Đặc biệt tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này thường cao hơn bởi vì vòi nhĩ ở trẻ ngắn và rộng hơn so với người trưởng thành, tạo cơ hội cho vi trùng, vi rút ở vùng mũi, họng dễ đi theo ống eustachian vào tai giữa gây nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút. Cụ thể nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch do các bệnh lý mũi họng đó là:

  • Viêm AV
  • Viêm mũi xoang
  • Viêm mũi dị ứng
  • Dị dạng bẩm sinh

Ngoài ra, bệnh còn xảy ra bởi các thay đổi áp lực đột ngột như đi máy bay, môi trường sống bị ô nhiễm do khói bụi hoặc khói thuốc lá. Bên cạnh đó, việc thay đổi thời tiết đột ngột và liên tục khiến cơ thể không kịp thích ứng cũng là một trong những lý do khách quan khiến nhiều người mắc phải các bệnh về viêm tai giữa.

Biểu hiện của viêm tai giữa thanh dịch là gì?

Nếu phát hiện kịp thời, bệnh sẽ không nguy hiểm, tuy nhiên do nhiều người không hiểu rõ về các triệu chứng, khiến cho hầu hết những ai đã mắc bệnh thường ở giai đoạn biến chứng, gây nguy hiểm tới sức khoẻ.

Viêm tai giữa giữa thanh dịch gây ù tai, suy giảm thính lực
Viêm tai giữa giữa thanh dịch gây ù tai, suy giảm thính lực

Những biểu hiện lâm sàng mà người bệnh có thể nhận thấy như: ù tai, cảm giác nặng tai, thính lực giảm đáng kể, nghe thấy tiếng vang trong đầu… Ngoài các biểu hiện ở tai như trên, bệnh nhân còn gặp một số tình trạng đi kèm như ngạt mũi, hắt hơi liên tục, chảy mũi kéo dài. Cụ thể từng đối tượng sẽ có những biểu hiện khác nhau, các bạn có thể tham khảo dưới đây.

Biểu hiện ở trẻ em

Một trong những dấu hiệu mà phụ huynh dễ nhận thấy nhất đó chính là hành động hay kéo vành tai của trẻ. Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi có dấu hiệu chậm nói hoặc không phản hồi khi gọi tên. Đối với trẻ lớn hơn, nếu mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ cũng như tiếp thu của trẻ.

Đa phần những biểu hiện của bệnh đều rất nhẹ, nếu phụ huynh không chú ý rất khó để phát hiện. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất giúp phát hiện và điều trị kịp thời khi mắc bệnh.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai giữa thanh dịch
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai giữa thanh dịch

Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện ở một bên tai hoặc cả hai bên, tuỳ thuộc và tình trạng rối loạn chức năng của vòi nhĩ. Hãy bổ sung kiến thức của bạn ngay hôm nay để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị.

Biểu hiện ở người lớn

Cũng giống như biểu hiện ở trẻ nhỏ, các triệu chứng bệnh ở người lớn thường bao gồm:

  • Ngạt mũi, hắt hơi và chảy mũi thường xuyên
  • Bệnh nhân hay bị ù tai, cảm giác đầy tai gây khó chịu
  • Một số người bệnh có thể nghe thấy tiếng vang trong tai, khả năng nghe giảm.

Nếu tình trạng bệnh tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến sưng tai, khó tập trung học tập và làm việc, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tệ hơn, người mắc viêm tai giữa thanh dịch có thể chuyển biến xấu như viêm tai giữa, viêm màng não, áp xe não,… cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ.

Cách điều trị viêm tai giữa thanh dịch

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa thanh dịch nhanh chóng và an toàn, có thể kể đến như sử dụng thuốc Tây y, điều trị bằng các bài thuốc Đông Y,… Tuỳ thuộc vào từng độ tuổi cũng như tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Có hai phương pháp điều trị chính, đó là: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Trong đó, điều trị ngoại khoa dành cho những bệnh nhân ở giai đoạn nặng, cần có sự can thiệp của các y bác sĩ và chuyên gia.

Cách điều trị tại nhà an toàn, hiệu quả

Được xếp vào loại bệnh không quá nguy hiểm, viêm tai giữa thanh dịch có thể dễ dàng điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các loại thuốc Tây y dưới sự tham khảo từ bác sĩ, chuyên gia.

Điều trị viêm tai giữa thanh dịch bằng thuốc Tây y
Điều trị viêm tai giữa thanh dịch bằng thuốc Tây y
  • Thuốc kháng sinh: Vi khuẩn chiếm 90% tác nhân gây nên bệnh viêm tai giữa thanh dịch, chính vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể ức chế được sự phát triển của vi khuẩn. Các nhóm thuốc có thể sử dụng đó là beta-lactam, nhóm quinolon, nhóm macrolid… ( Lưu ý: Ở giai đoạn mãn tính trên 3 tháng, việc sử dụng kháng sinh sẽ không hiệu quả như trước).
  • Thuốc kháng Histamin và thuốc co mạch: Nhiệm vụ chính của thuốc là tăng độ quánh của dịch trong tai giúp giảm thải dịch. Đặc biệt khi kết hợp với thuốc co mạch sẽ làm giảm triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi cũng như viêm xoang.

Bài thuốc Đông Y chữa viêm tai giữa thanh dịch

Các bài thuốc dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao với những người bệnh nhẹ, có thể kể đến như:

Bài thuốc 1 – Bột ngũ tử và phèn chua: Đun một lượng 0,5g bột ngũ tử và phèn chua tới khi hai vị quyện vào với nhau, nghiền nhỏ, bỏ vào lọ kín. Khi sử dụng cho trẻ, cần vệ sinh tai bằng oxy già, sau đó dùng phễu nhỏ, thổi bột từ từ vào trong tai.

Phèn chua với đặc tính hút ẩm sẽ làm sạch các dịch nhầy trong tai, giảm thiểu ứ đọng, cũng như cảm giác đầy trong tai một cách nhanh chóng. Sử dụng 2 lần/ ngày trong thời gian 3 – 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Sử dụng phèn chua chữa viêm tai giữa thanh dịch
Sử dụng phèn chua chữa viêm tai giữa thanh dịch

Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này, cần dừng dùng các loại kháng sinh trong vòng 24 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2 – 8 loại thảo dược : Chọn một lượng 10g của các vị huyền sâm, bồ công anh, bạch chỉ, thổ phục linh, hạ khô thảo, kim ngân và hoàng cầm. Sắc trong vòng 30 phút. Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý, dùng tăm bông thấm nước sắc còn ấm, dùng xi lanh bơm khí ở một đầu của tăm bông, giúp hơi đi thẳng vào ống tai. Thực hiện mỗi ngày cho tới khi khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc 3 – Sáp ong: Dùng một lượng sáp ong vừa đủ cho vào đầu 1 cuộn giấy hình cái phễu, đốt phần sáp ong, đưa đầu còn lại vào tai để xông hơi. Thực hiện liên tục ngày 2 – 3 lần sau 1 tuần sẽ khỏi bệnh.

Mặc dù các bài thuốc Đông Y có đặc điểm lành tính, không gây tác dụng phụ, nhưng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, hiệu quả của bài thuốc sẽ khác nhau. Đối với trẻ em, trước khi áp dụng phương pháp này cần hỏi ý kiến bác sĩ để tư vấn thêm.

Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Ông cha ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh“, chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa thanh dịch sẽ giúp giảm thiểu sức ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của người lớn và trẻ em.

Cần chủ động phòng tránh bệnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh
Cần chủ động phòng tránh bệnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng tai sau khi tắm và bơi.
  • Lưu ý chủ động phòng tránh mắc các bệnh hô hấp.
  • Thường xuyên theo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với bụi bẩn và khói thuốc một cách tối đa.
  • Luyện tập thể dục thể thao cũng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Cho trẻ tiêm đủ các loại vắc xin theo chỉ định của Bộ Y Tế.
  • Có chế độ ăn hợp lí, bổ sung nhiều vitamin và các chất xơ cần thiết cho cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ để có thể phát hiện kịp thời mầm bệnh.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp người đọc hiểu được nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh viêm tai giữa thanh dịch. Với những kiến thức này, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn phòng tránh và phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

1