Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngày nay, số lượng bệnh nhân tìm đến các chuyên gia để thăm khám và điều trị các chứng bệnh vẩy nến ngày càng nhiều. Đặc biệt, trong đó có bệnh vảy nến vùng kín. Vậy bệnh vảy nến vùng kín là gì? Tại sao chúng ta lại mắc phải căn bệnh khó nói này cũng như cách điều trị hiệu quả bệnh ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi dưới đây để giải đáp cho những câu hỏi này.

Bệnh vảy nến vùng kín là gì?

Bệnh vảy nến vùng kín hay vảy nến bộ phận sinh dục được các chuyên gia định nghĩa rằng, đó là một sự rối loạn miễn dịch trên da. Sự rối loạn này dẫn đến tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ gây ngứa và thậm chí là đau rát cho người mắc phải. 

Những vùng da bị tổn thương này xuất hiện tại một, một vài hoặc toàn bộ khu vực bộ phận sinh dục. Chúng có thể lan đến những vị trí lân cận khác như háng, xương mu, đùi, mông… Đây đều là những vị trí nhạy cảm trên cơ thể nên nó khiến bệnh nhân gặp phải rất nhiều vấn đề khó nói.

benh-vay-nen-vung-kin
Người bệnh xuất hiện các mảng đỏ gây ngứa

Triệu chứng của bệnh vảy nến vùng kín

Triệu chứng của bệnh vảy nến vùng kín là tại vùng da của những khu vực nhạy cảm bộ phận sinh dục, vùng mu, vùng đùi trên, giữa các nếp nhăn ở đùi và háng, mông… xuất hiện những triệu chứng bất thường. Cụ thể như sau:

Có tình trạng ngứa

Do da bị tổn thương và vi khuẩn bên trong hoạt động mạnh nên những vùng có vảy nến thường xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Cơn ngứa thường kéo dài âm ỉ cả ngày. Đôi khi chúng sẽ ngứa dữ dội theo những chu kỳ nhất định, tùy theo cơ địa của từng người. Thường thì vào ban đêm, độ ngứa sẽ tăng mạnh. Nhiều người bệnh có thể gãi nhiều dẫn đến chảy máu vùng da tổn thương.

Cảm giác như bị kim châm, kiến b

Vùng da tổn thương do bệnh thường khô nóng do chúng không còn độ ẩm tự nhiên. Vì thế, trong thời tiết nóng, mồ hôi và ma sát quần áo khiến cho các vết vảy nến thường trở nên khó chịu hơn. Cảm giác này được các bệnh nhân mô tả là giống như có kim châm, kiến bò tại những vị trí đó, khiến họ cảm thấy vô cùng tồi tệ.

Xuất hiện các mảng da màu đỏ

Các vết màu đỏ này có kích cỡ tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng. Những vùng da này đang bị tổn thương, chúng có bề mặt bên ngoài sần sùi và gồ ghề, khô ráp và dễ bị tình trạng nứt nẻ. Màu sắc của các vùng da này có thể là màu đỏ tươi hoặc màu hồng đậm.

Cảm giác đau đớn

Đối với bệnh vảy nến ở thể nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị đau đớn. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như các hoạt động mà họ vận động. Vì thế, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến vùng kín không nên hoạt động thể thao mạnh. Vấn đề sinh hoạt tình dục cũng có thể khiến cho cảm giác đau đớn xuất hiện.

Triệu chứng Bệnh Vảy Nến Vùng Kín phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến vùng kín

Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến vùng kín nói riêng đều chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, về cơ bản, căn bệnh này khởi phát từ việc hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, kết hợp với những nguy cơ khác gây nên.

Một số những nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến vảy nến vùng kín bao gồm:

Do hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại các loại virus, vi khuẩn xâm nhập. Thế nhưng, khi hệ thống này hoạt động quá mức, bên trong cơ thể sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Các tế bào da tại một số khu vực sẽ được sản xuất nhiều hơn mức bình thường. Các tế bào thừa bị đẩy nhanh lên bề mặt da, tích tụ tạo thành những mảng da đỏ có vảy.

Do yếu tố di truyền

Bệnh vảy nến có thể do yếu tố di truyền gây nên. Nếu như trong gia đình có ai đó từng mắc bệnh vảy nến thì việc bệnh nhân phát bệnh vảy nến là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tỉ lệ có gen di truyền bệnh vảy nến rất thấp.

Do yếu tố bên ngoài

Nhiều yếu tố môi trường bên ngoài có thể là nguyên nhân gây nên bệnh vẩy nến hoặc kích hoạt các gen bệnh vảy nến. Đó có thể là do tình trạng da bị tổn thương do cháy nắng trầm trọng, do côn trùng cắn hoặc do các vết trầy xước…

Hoặc có thể là do sử dụng một số loại thuốc như lithium, thuốc điều trị bệnh sốt rét…

benh-vay-nen-vung-kin
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vảy nến

Các yếu tố khác như sử dụng bia rượu, thuốc lá, mặc quần áo lót chật chột và nhiều mồ hôi… cũng là nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mông và bệnh vảy nến ở háng.

Bệnh vảy nến vùng kín có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân khi đến thăm khám và điều trị bệnh có thắc mắc rằng bị bệnh vảy nến vùng kín có nguy hiểm không. Và câu trả lời là Có. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nhiều yếu tố liên quan khác.

Về cơ bản, bệnh vảy nến vùng kín như vảy nến ở mông, vảy nến ở háng hay vảy nến quy đầu sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến bên trong bộ phận sinh dục. Nó cũng không ảnh hưởng đến chức năng tình dục của cả nam giới và nữ giới. Các chuyên gia cũng khẳng định, vảy nến vùng kín không lây qua đường quan hệ tình dục hoặc các đường trực tiếp hay gián tiếp khác. Có nghĩa là quan hệ tình dục với người bị bệnh vảy nến là hoàn toàn an toàn.

Bệnh vảy nến cơ quan sinh dục là một trong những bệnh da liễu có độ lành tính cao. Tuy nhiên, do các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác của người bệnh nên dù không ảnh hưởng đến chức năng tình dục thì người bệnh cũng nên hạn chế quan hệ. Bởi khi quan hệ, những vùng da đang tổn thương sẽ bị kích thích nhiều, việc ngứa ngáy và đau đớn có thể diễn ra nặng hơn trong và sau quá trình quan hệ. 

Ngoài ra, do bệnh có biểu hiện xấu xí tại vùng nhạy cảm nên người bệnh thường có sự tự ti và cảm giác mặc cảm. Vì thế, các bệnh nhân mắc bệnh thường được khuyên điều trị dứt điểm bệnh mới nên tiếp tục vấn đề chăn gối, tránh tình trạng ảnh hưởng tâm lý cho cả bệnh nhân và bạn đời.

Phòng ngừa bệnh vảy nến tái phát

Để phòng ngừa bệnh vảy nến vùng kín tái phát, cần phải nghiêm túc thực hiện các  vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, dầu ô liu, dầu cá.
  • Nếu có tình trạng thừa cân, cần cân nhắc kiểm soát cân nặng của cơ thể.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
  • Mặc đồ lót và trang phục mềm mại, thoáng mát. Không sử dụng đồ lót quá chật chội, không thấm mồ hôi.
  • Thường xuyên tái khám đúng lịch để kiểm tra bệnh trạng và có phương án điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh vảy nến vùng kín

Điều trị bệnh vảy nến vùng kín như nào cho hiệu quả là câu hỏi của nhiều người bệnh. Trên thực tế, việc điều trị bệnh vảy nến cần sự kiên trì rất lớn ở người bệnh.

Mẹo dân gian điều trị bệnh vẩy nến vùng kín

Bệnh vảy nến sinh dục có thể điều trị hiệu quả bằng một số những mẹo dân gian. Một số mẹo đó bao gồm:

Sử dụng muối hạt

Muối hạt không chỉ là một loại gia vị thiết yếu của cuộc sống. Nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh ngoài da hiệu quả. Nguyên nhân là do tính kháng viêm rất mạnh của muối.

Để điều trị vảy nến vùng kín bằng muối hạt, hãy pha 2 thìa muối hạt vào 1 chậu nước ấm, tắm rửa kỹ càng cơ thể và bộ phận sinh dục đang bị bệnh. Mỗi tuần tắm muối hạt khoảng 2 đến 3 lần, bệnh trạng sẽ thuyên giảm.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và độ ẩm cho các tế bào da. Do đó, khi bị vảy nến, bệnh nhân có thể sử dụng dầu dừa để hỗ trợ điều trị bệnh. 

benh-vay-nen-vung-kin
Sử dụng dầu dừa nhằm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến

Cách thực hiện như sau:

  • Trước khi tắm, bệnh nhân làm ướt cơ thể rồi dùng từ 3 đến 4 giọt dầu dừa thoa đều lên vùng da bị bệnh và vùng lân cận. 
  • Massage nhẹ nhàng trong khoảng vài phút, sau đó để nguyên tầm 10 phút rồi tắm sạch bằng nước. Như vậy, làn da sẽ không bị bong tróc, có sự mịn màng, mềm mại hơn do được cấp nước đầy đủ.

Sử dụng lá trầu không

Loại thảo dược tự nhiên như lá trầu không có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Khi sử dụng để điều trị bệnh ngoài da như bệnh vảy nến vùng kín thì rất an toàn và hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Ngắt lấy 10 lá trầu không, đem rửa sạch sẽ và đun cùng với khoảng 2 lít nước sạch.
  • Đun kèm cùng với một ít ngọn rau răm. Khi nồi nước lá trầu và rau răm sôi, bỏ vào nồi 1 hoặc 2 thìa muối nhỏ. 
  • Sau đó pha hỗn hợp này ra với nước sạch để tắm. 

Mỗi tuần kiên trì thực hiện tắm với nước lá trầu không và rau răm khoảng 2 đến 3 lần để bệnh vảy nến được cải thiện.

Phương pháp Tây y điều trị vảy nến vùng kín

Các chuyên gia sẽ dựa trên mức độ tổn thương cũng như vị trí mắc bệnh vảy nến vùng kín để đưa ra những phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y phù hợp cho người bệnh. Các loại thuốc điều trị sẽ bao gồm thuốc uống và thuốc bôi. Tác dụng của chúng là giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau ngứa và cảm giác khó chịu của bệnh. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng hay biến chứng từ bệnh vảy nến.

Một số loại thuốc Tây y được chỉ định dùng nhiều trong điều trị vảy nến vùng kín bao gồm:

  • Thuốc mỡ corticoid liều thấp: Đây là loại thuốc bôi ngoài, là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị bệnh vảy nến. Công dụng của thuốc nhanh, giảm ngứa và viêm hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như sử dụng quá thường xuyên, thuốc có thể sẽ gây teo da, mỏng da, khiến cho da bị rạn hoặc thậm chí là vỡ mạch máu.
  • Kem vitamin D: Kem vitamin D như calcipotriene, calcipotriol…là những dẫn xuất của vitamin D. Đây là loại thuốc có ít tác dụng phụ cho người bệnh hơn so với thuốc mỡ corticoid. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các bác sĩ cũng chỉ định cho sử dụng kem vitamin D để điều trị vảy nến vùng kín.
  • Thuốc entinoids: Đây là dẫn xuất của vitamin A. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tốc độ tăng trưởng của các tế bào da, ngăn ngừa tình trạng da thừa đóng vảy gây bệnh.
  • Thuốc điều trị toàn thân: Đó có thể là thuốc Methotrexate, Retinoids, Cyclosporine, các chế phẩm sinh học. Những loại thuốc này có tác dụng mạnh, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Do đó, việc sử dụng những loại thuốc này cần được bác sĩ cân nhắc cẩn thận.

Chữa vảy nến vùng kín bằng phương pháp quang trị liệu

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tia sáng UVB hoặc tia tử ngoại B với bước sóng ngắn để điều trị bệnh vảy nến sinh dục cho những thể nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết bởi có thể gây ra một số tác dụng phụ như lão hóa da, làm tăng nguy cơ bị ung thư da.

Phương pháp Đông y điều trị vảy nến vùng kín

Việc sử dụng các biện pháp Đông y để điều trị vảy nến vùng kín cũng là lựa chọn hiệu quả đối với nhiều bệnh nhân. Đông y gọi bệnh vảy nến là tùng bì tiễn. Nguyên nhân gây bệnh là do các yếu tố về huyết gây nên. Đó là huyết nhiệt, huyết hỏa, huyết hư, huyết táo. Kết hợp với phong nhiệt trong cơ thể gây nên bệnh vảy nến. 

benh-vay-nen-vung-kin
Bài thuốc đông y điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, an toàn

Do đó, các bài thuốc Đông y chú trọng việc loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ trong ra ngoài. Hỗ trợ phục hồi, tái tạo da theo cơ chế tự nhiên. Thúc đẩy việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Sử dụng những loại thảo dược an toàn cho da và cho cơ thể, đồng thời mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tùy từng thể trạng, nguyên nhân gây bệnh mà các lương y sẽ sử dụng các bài thuốc khác nhau. Vì thế, người bệnh cần đi thăm khám để được các lương y bốc thuốc sao cho phù hợp.

Biện pháp chăm sóc người bệnh khi bị vảy nến

Việc chăm sóc cơ thể trong quá trình điều trị bệnh vảy nến vùng kín cũng như phòng ngừa tái phát bệnh rất quan trọng. Để có thể nhanh chóng giảm các triệu chứng đau ngứa và khó chịu do bệnh gây nên, người bệnh cần phải chú ý một số điểm sau:

  • Luôn tuân thủ chính xác hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc đúng liều lượng, quy cách và thời gian. Không nên tự ý thay đổi đơn thuốc hay thời gian dùng thuốc nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, các khu vực mông, háng…Đặc biệt là trước khi bôi thuốc.
  • Lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp để bổ sung độ ẩm cho da, kể cả những vùng da nhạy cảm đang bị bệnh. Nên tìm những loại kem và dung dịch vệ sinh lành tính, không có hóa chất độc hại hay cồn hoặc mùi hương liệu. 
  • Quan hệ tình dục một cách nhẹ nhàng, tránh thô bạo khiến cho các vết vảy nến bị ma sát mạnh dẫn đến bong tróc, đau đớn. 
  • Hãy sử dụng bao cao su và dầu bôi trơn để quá trình quan hệ tình dục bớt đau hơn. Sau khi quan hệ, cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và các vùng xung quanh, sau đó bôi thuốc điều trị cẩn thận.

Bệnh vảy nến vùng kín không phải là một loại bệnh quá nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người và cũng không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nó lại có thể gây những tác động tiêu cực tới tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Việc kịp thời phát hiện và điều trị căn bệnh này rất quan trọng. Do đó, đừng ngại ngần khi có biểu hiện bệnh, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Danh sách huyệt đạo tham khảo
Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Bệnh Vảy Nến Vùng Kín bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan