Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh trĩ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của các mẹ bỉm sữa mà còn gây hệ lụy đến việc chăm con. Để tránh bệnh tiến triển nặng thêm, chị em cần nắm rõ thông tin về bệnh, giải pháp khắc phục để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Ngứa, đau rát hậu môn là biểu hiện điển hình của bệnh trĩ
Ngứa, đau rát hậu môn là biểu hiện điển hình của bệnh trĩ

Bị trĩ sau sinh do đâu?

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch trong hậu môn và phần dưới của trực trang bị giãn quá mức và sưng to. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Trong đó, nhóm đối tượng dễ mắc và chiếm tỷ lệ cao là phụ nữ sau sinh.

Bệnh trĩ được phân thành 2 loại là:

  • Trĩ nội là hiện tượng các tĩnh mạch bên trong trực tràng bị ảnh hưởng.
  • Trĩ ngoại là tình trạng xung quanh hậu môn phát triển các búi trĩ dưới da.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu sau sinh bị trĩ. Dưới đây là những tác nhân chủ yếu gây bệnh:

Do bị táo bón, trĩ từ trước

Nhiều phụ nữ trước hoặc trong quá trình mang thai đã bị bệnh táo bón. Tình trạng này kéo dài, xảy ra thường xuyên khiến bệnh trĩ dễ xảy ra. Nguyên do bởi phân không được đào thải ra ngoài tích tụ lại cứng, khô đè nén lên trực tràng khiến tĩnh mạch phía dưới chịu áp lực, máu khó lưu thông mà gây bệnh.

Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc bị bệnh giãn phế quản… cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh cao hơn. Lý do là các bệnh lý này đều gây áp lực lớn và thường xuyên cho ổ bụng.

Do quá trình mang thai

Trong những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh, chiếm diện tích lớn trong ổ bụng. Khi thai nhi càng lớn càng chèn ép và cản trở sự lưu thông máu trong các tĩnh mạch từ đó khiến cho những búi trĩ căng phồng lên. Đây chính là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bầu bị bệnh trĩ sau khi sinh.

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ

Do việc rặn đẻ sai cách

Trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, thai phụ thường được các bác sĩ hướng dẫn chi tiết cách rặn đẻ. Tuy nhiên, nhiều thai phụ vì quá đau đớn và không tập trung được nên đã làm sai cách. Lúc này, áp lực mà ổ bụng phải chịu, đặc biệt là khu vực dưới của khung chậu là rất lớn. Nó khiến cho các búi trĩ có khả năng bị sa ra ngoài nhiều hơn.

Do việc ăn kiêng không phù hợp sau sinh

Phụ nữ Việt thường có quan niệm ăn kiêng rất khắt khe sau khi sinh nở. Nhiều chế độ ăn kiêng thậm chí bị các chuyên gia dinh dưỡng cho là không khoa học, không phù hợp cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Bởi việc ăn ít rau, củ quả, uống không đủ lượng nước mỗi ngày tạo điều kiện hình thành bệnh trĩ.

Triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh

Sau khi sinh, chị em cần chú ý một số những biểu hiện của bệnh trĩ như sau:

  • Hậu môn bị ngứa do chảy dịch nhầy

Triệu chứng đầu tiên của bị trĩ sau khi sinh con là hậu môn có cảm giác ngứa rát. Các mẹ sẽ luôn cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn. Lý do là khi bị trĩ, dịch hậu môn sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển và gây ngứa ngáy cho người bệnh. Nhiều mẹ còn trở nên tự ti trong cuộc sống hàng ngày bởi triệu chứng này.

  • Hậu môn sưng đau

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh thường gặp là hậu môn bị sưng đau. Xung quanh khu vực hậu môn có những khối sưng xuất hiện do mạch máu bị tắc nghẽn. Khi đó chị em có cảm giác đau đớn khó chịu cả khi đi lại, ngồi hay sinh hoạt bình thường.

  • Tình trạng sa búi trĩ

Tình trạng sa búi trĩ ở phụ nữ sau sinh là khác nhau. Với mức độ nhẹ thì các búi trĩ sẽ ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu như bệnh trĩ đã tiến triển đến mức nặng, tình trạng sa búi trĩ nhiều sẽ khiến cho việc đi lại, làm việc nặng và đi đại tiện của các mẹ trở thành “cơn ác mộng”.

  • Táo bón

Vì sợ cảm giác đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh nên nhiều mẹ bỉm thường cố nhịn khi buồn đi đại tiện. Khi đó, phân bị dồn lại và trở nên cứng rắn, dẫn đến tình trạng táo bón và bệnh trĩ càng nặng hơn. 

Táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ
Táo bón là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ
  • Đi đại tiện có máu kèm theo

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh tiếp theo đó là đi đại tiện có lẫn máu. Tùy mức độ nặng nhẹ ở mỗi người mà chị em có thể dễ dàng phát hiện hoặc không. Thường khi bị trĩ nhẹ, chị em chỉ thấy máu sau khi dùng giấy lau hậu môn. Còn với trường hợp bị trĩ nặng có thể xuất hiện tia máu khi đi đại tiện thậm chí chảy thành giọt.

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Các biến chứng

Bệnh trĩ sau khi sinh con sẽ không thể tự khỏi mà cần điều trị sớm, đúng cách nhằm đạt hiệu quả cao. Bởi nếu phát hiện muộn sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tắc mạch trĩ nội: Biến chứng này khiến bệnh nhân luôn cảm nhân trong hậu môn có vật gì đó chắn ngang. Vì thế, các mẹ sẽ luôn cảm thấy bên trong hậu môn có cảm giác đau, khó chịu.
  • Tắc mạch trĩ ngoại: Là tình trạng trong lòng mạch máu xuất hiện cục máu đông hoặc bọc máu, gây đau rát cho người bệnh.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Biến chứng này, khiến búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài trực tràng, gây đau đớn cho chị em. Việc đi lại, ngồi xuống… cũng khó khăn và bất tiện hơn. Thậm chí, có thể dẫn đến hoại tử ở khu vực bị trĩ.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Trĩ lâu ngày khiến bệnh nhân khó khăn khi đi ngoài vì hậu môn bị co thắt lại. Dần dần, khả năng tự chủ trong đại tiện bị mất kiểm soát, gây rối loạn chức năng của hậu môn.
  • Thiếu máu: Trĩ sẽ khiến chị em đi đại tiện ra máu. Máu có thể chảy thành tia hoặc giọt nếu như trĩ ở mức độ nặng. Nếu kéo dài sẽ khiến các mẹ bỉm thiếu sắt và thiếu máu.
  • Nhiễm trùng máu: Bệnh trĩ kéo dài còn có thể khiến hậu môn bị áp xe, gây chảy máu nhiều. Vì thế, tạo điều kiện cho các độc tố, vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn, gây nguy cơ nhiễm trùng máu tăng cao.
  • Những biến chứng khác: Bị trĩ sau khi sinh con không được điều trị sớn còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như rối loạn thần kinh, bội nhiễm, bệnh về da…

Do đó, để tránh biến chứng nguy hiểm từ việc bị bệnh trĩ sau khi sinh, chị em nên đi thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

Cách chữa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh có khá nhiều. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý tham khảo cụ thể ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Sau đây là các cách trị bệnh phổ biến nhất các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo.

Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng các mẹo dân gian

Có rất nhiều mẹo dân gian sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên để điều trị bệnh trĩ. Các bạn có thể áp dụng một số cách sau để cải thiện bệnh và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có chứa acid lauric với tác dụng chống viêm, giảm đau nên hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm, ngứa rát ở hậu môn. Tinh dầu này còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt và ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở các búi trĩ, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc hậu môn. Vì thế, bạn có thể sử dụng dầu dừa để chữa trĩ sau sinh như sau:

  • Dùng nước ấm để vệ sinh hậu môn thật sạch. Sau đó, chấm khô bằng khăn mềm.
  • Lấy 1 lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, bôi trực tiếp lên các búi trĩ và vùng xung quanh. Đợi thêm 25 phút thì dùng nước ấm rửa sạch.

Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để mang đến hiệu quả tối đa.

Chữa trị cho phụ nữ sau sinh bằng nha đam

Nha đam có chứa enzym bradykinin, tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh mẽ, đồng thời phục hồi niêm mạc tổn thương nhanh chóng. Vì thế, bạn có thể dùng nguyên liệu này để chữa trị theo cách sau:

Nha đam giúp giảm đau, sưng rát và làm lành vết thương
Nha đam giúp giảm đau, sưng rát và làm lành vết thương
  • Đê hấp thu dưỡng chất tốt hơn và tránh nhiễm trùng ngược, các bạn cần vệ sinh hậu môn trước khi đắp nha đam lên. Tuy nhiên, nên dùng nước ấm để việc vệ sinh đạt hiệu quả cao.
  • Lấy nhánh nha đam gọt bỏ vỏ và chỉ dùng phần gel bên trong. Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng hậu môn bị trĩ. Sau 20 phút, rửa lại bằng nước sạch.

Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần để gia tăng hiệu quả chữa bệnh trĩ.

Vừng đen và mật ong chữa bệnh trĩ 

Vừng đen có tác dụng giảm đau, chống viêm, cầm máu. Bên cạnh đó, các dưỡng chất là phytin, chất xơ, choline, protein, vitamin dồi dào trong vừng đen có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, thông đại tiện, nhuận tràng. 

Mật ong có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương. Vì thế, khi kết hợp thêm vừng đen sẽ là bài thuốc chữa bệnh trĩ khá hay và hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Vừng đen: 1kg
  • Mật ong

Cách thực hiện

  • Rửa sạch vừng đen, loại bỏ phần nổi trên mặt nước. Sau đó, vớt ra, vẩy cho khô và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Cho vừng vào chảo rang, nhớ đảo đều tay và khi nào vừng thơm, chín thì tắt bếp. Đợi vừng nguội, cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
  • Mỗi lần lấy ra 1 muỗng vừng rang, nghiền nát và trộn với 1/3 muỗng cà phê mật ong. Sau đó, nhai nuốt hỗn hợp và uống một ít nước.

Áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần để hỗ trợ giảm bệnh trĩ.

Sử dụng thuốc Tây y

Khi sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ phải cân nhắc thật kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Một số những loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng nề tại khu vực hậu môn. Giúp mẹ bỉm sữa thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Thuốc Tây chữa bệnh cho hiệu quả nhanh nhưng cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Thuốc Tây chữa bệnh cho hiệu quả nhanh nhưng cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ
  • Thuốc chống co thắt cơ và làm mềm phân: Những loại thuốc này sẽ giúp cho quá trình đi đại tiện của các mẹ được dễ dàng hơn. Giảm thiểu tình trạng táo bón khiến cho bệnh nặng thêm.
  • Thuốc tăng sức bền thành mạch, thuốc làm co mạch: Những loại thuốc này có tác dụng giảm bớt tình trạng chảy máu và kích thước búi trĩ.

Tuy nhiên, các mẹ cần tuân thủ đúng liệu trình, hướng dẫn của bác sĩ về dùng thuốc Tây để mang lại hiệu quả, tránh gây hại cho bản thân và con yêu.

Sử dụng thuốc Đông y

Việc tìm đến các bài thuốc Đông y để chữa trị bệnh trĩ sau khi sinh là lựa chọn của rất nhiều người. Những loại thảo dược lành tính trong Đông y giúp loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh là tình trạng nóng trong, táo bón. Bên cạnh đó cách trị bệnh này đảm bảo cho sự an toàn sức khỏe của cả bé và mẹ.

Tùy vào từng cơ địa, mức độ trĩ mà các lương y sẽ sử dụng những bài thuốc khác nhau. Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa hoặc kết hợp các bài thuốc với nhau. Các thảo dược thường được dùng để điều trị trĩ là hoa hòe, đương quy, kinh giới, tam thất, hoàng cầm, sa hoàng, hoàng liên… Tuy nhiên, chị em cần tuân thủ các bài thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo hiệu quả cao, an toàn.

Đông y trị bệnh cho hiệu quả lâu dài và an toàn
Đông y trị bệnh cho hiệu quả lâu dài và an toàn

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh mang lại rất nhiều sự bất tiện cho các mẹ bỉm sữa. Vì thế, các mẹ cần phải chú ý chăm sóc cơ thể cũng như phòng ngừa bệnh cẩn thận. Một số những biện pháp mà các mẹ nên tham khảo bao gồm:

  • Mỗi ngày nên ngâm hậu môn với nước ấm nếu như đang trong quá trình điều trị bệnh.
  • Hãy thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả và nước uống. Không ăn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu. 
  • Thể dục thể thao nhẹ nhàng để cơ thể được tăng cường sức đề kháng, làm giảm tình trạng táo bón. Tránh vận động mạnh hoặc ngồi lâu một chỗ trên nền cứng.

Hi vọng rằng những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ về bệnh trĩ sau sinh sẽ hữu ích cho các mẹ bỉm sữa trong việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả. Chúc chị em sớm thoát khỏi căn bệnh này để cuộc sống, sinh hoạt trở lại bình thường.

Bài viết liên quan
chua-viem-dai-trang-bang-la-voi
chua-viem-dai-trang-bang-nha-dam
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
thuoc-dieu-tri-viem-dai-trang-man-tinh