Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh tổ đỉa ở chân là bệnh lý viêm da thuộc thể bệnh tổ đỉa (chàm Eczema). Người bệnh khi bị tổ đỉa bàn chân sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ gây tổn thương da khu vực bàn chân, gây ngứa ngáy nghiêm trọng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, hoạt động và sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh tổ đỉa ở chân là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tổ đỉa ở chân là bệnh lý viêm da thường gặp. Người bệnh bị tổ đỉa xuất hiện các mụn nước li ti đặc trưng ở lòng bàn chân, ngón chân hoặc cả bản chân. Bệnh lý này tuy không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sinh hoạt, vận động hàng ngày của người bệnh.

Bệnh tổ đỉa ở chân là bệnh lý viêm da thường gặp. Người bệnh xuất hiện các mụn nước li ti đặc trưng ở lòng bàn chân, ngón chân hoặc cả bản chân
Bệnh tổ đỉa ở chân là bệnh lý viêm da thường gặp.

Hiện nay, bệnh tổ đỉa ở bàn chân vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Người bệnh có thể mắc phải bệnh lý này khi có các yếu tố sau đây:

  • Người bệnh bị nhiễm nấm da, nhất là nấm kẽ chân.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh khi tiếp xúc với nguồn ô nhiễm.
  • Một số hóa chất công nghiệp và hóa chất sinh hoạt hàng ngày có thể gây dị ứng, khiến bùng phát tổ đỉa.
  • Người bệnh có cơ địa dị ứng dễ bị bùng phát bệnh hơn.
  • Khi bị đổ nhiều mồ hôi chân do rối loạn thần kinh giao cảm hoặc môi trường làm việc khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tổ đỉa.
  • Người bệnh bị căng thẳng, stress và gặp nhiều áp lực trong công việc dễ khiến bệnh bùng phát và tái phát nhiều lần.
  • Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh cũng có thể gây ra tác dụng phụ dẫn đến bệnh tổ đỉa ở chân.

Triệu chứng điển hình cần cảnh giác

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa chân khá đặc trưng, dễ dàng nhận biết và phân biệt với các bệnh lý về da khác. Các triệu chứng bệnh nhân bị tổ đỉa có thể gặp phải là:

  • Người bệnh bị đau rát khó chịu ở vùng chân, chân tiết nhiều mồ hôi hơn trong giai đoạn đầu ủ bệnh.
  • Người bệnh xuất hiện các mụn nước màu trắng đục, có kích thước nhỏ, chắc chắn và khó vỡ trên bề mặt da.
  • Các mụn nước này gây ngứa ngáy rất dữ dội. Vị trí xuất hiện thường gây ra bệnh tổ đỉa ngón chân, bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân…
  • Các mụn nước có thể liên kết với nhau tạo thành các bóng nước và các mụn không mọc quá vị trí cổ chân, khi bị vỡ có thể tiết dịch, gây khô da, nứt nẻ và bong tróc da.
  • Nếu người bệnh có triệu chứng chảy mủ chân, đau nhức, các mụn nước sưng đỏ gây đau đớn có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Móng chân có thể bị biến dạng do tổ đỉa.

Các triệu chứng bệnh tổ đỉa ở chân có thể tự thuyên giảm sau khoảng 3 đến 4 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát liên tục nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở chân hiệu quả

Bệnh tổ đỉa ở chân không gây đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và chữa trị chứng tổ đỉa khi có dấu hiệu bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Sau khi kiểm tra, chẩn đoán bệnh, dựa vào các tổn thương da, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc điều trị bệnh phù hợp. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc thông thường dưới đây:

Thuốc điều trị tại chỗ:

  • Sử dụng dung dịch BSI 1% hoặc cồn Focmolsalicylic 3% với các mụn nước đơn thuần, chưa bị vỡ.
  • Sử dụng dung dịch thuốc tím pha loãng để sát trùng các mụn mủ.
  • Bôi thuốc mỡ có chứa Corticoid và kháng sinh để điều trị trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn.
  • Người bệnh sử dụng thuốc bôi chống nấm trong trường hợp người bệnh bị tổ đỉa chân do nhiễm nấm và nhóm thuốc bôi ức chế miễn dịch như Tacrolimus.
  • Các bạn có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng, chiếu tia UVB phổ hẹp lên vùng da cần điều trị.
Người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị tại chỗ và dưỡng ẩm da chân để chữa và phòng ngừa tổ đỉa
Người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị tại chỗ và dưỡng ẩm da chân để chữa và phòng ngừa tổ đỉa

Thuốc điều trị toàn thân:

  • Thuốc kháng Histamin để bệnh nhân điều trị dị ứng.
  • Nhóm thuốc kháng sinh điều trị tình trạng nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm da.
  • Nhóm thuốc uống có chứa Corticoid để kháng viêm. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng.
  • Nhóm thuốc chống nấm bao gồm: Griseofulvin và Clotrimazol để điều trị trong trường hợp người bị nấm da và nấm kẽ chân.

Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, không được tự ý thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng sử dụng thuốc.

Đông y điều trị bệnh tổ đỉa bàn chân

Theo Đông y, bệnh tổ đỉa ở chân do thể thấp cước khí sinh ra. Người bệnh khi điều trị bằng phương pháp này có thể áp dụng hai bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc thứ nhất: Chuẩn bị 40gr thổ phục linh, 16gr các loại ý dĩ, tỳ giải, ké đầu ngựa. Bệnh nhân sắc thuốc và uống mỗi ngày, chia thuốc thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc thứ hai: Chuẩn bị 12gr các loại kim ngân, cam thảo đất, kinh giới; 16gr các loại ké đầu ngựa, ý dĩ, sinh địa, hy thiêm; 20gr thổ phục. Người bệnh sắc một thang thuốc mỗi ngày, chia thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày.

Người bệnh nên đến các trung tâm hoặc phòng khám Đông y để được chẩn đoán, bốc thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Cách chữa tổ đỉa ở chân tại nhà

Cùng với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian điều trị tổ đỉa ở chân tại nhà như sau:

  • Sử dụng rượu tỏi để kháng khuẩn, tiêu viêm. Chúng ta chuẩn bị 2 củ tỏi, bóc sạch và ngâm với rượu trong 7 ngày sau đó sử dụng để thoa lên vùng chân bị tổ đỉa.
  • Người bệnh có thể sử dụng lá đào, rửa sạch, giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vùng da chân bị bệnh.
  • Sử dụng cây đau xương: Bạn chuẩn bị lá dây đau xương, rửa sạch, phơi khô và sao vàng sau đó hãm với nước để uống mỗi ngày.
  • Sử dụng lá lốt điều trị bệnh: Người bệnh dùng lá lốt tươi, rửa sạch và giã nát, chắt lấy nước cốt uống hàng ngày để bệnh thuyên giảm.

Các phương pháp này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tức thời, không có tác dụng lâu dài. Vì thế, người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh để có hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh có thể ngâm rửa chân bằng các bài thuốc nam để giảm triệu chứng ngứa rát
Người bệnh có thể ngâm rửa chân bằng các bài thuốc nam để giảm triệu chứng ngứa rát

Cách chăm sóc và phòng ngừa

Để chăm sóc và phòng ngừa bệnh tổ đỉa ở chân tái phát. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị đúng đắn, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất gây hại cho da.
  • Người bệnh phải sử dụng các biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với các hóa chất hàng ngày.
  • Chúng ta lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da lành tính, an toàn cho da và luôn để bàn chân khô ráo và sạch sẽ, thoáng mát.
  • Các bạn vệ sinh da chân đúng cách hàng ngày, có thể sử dụng nước muối sinh lý để ngâm rửa chân.
  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, không nên sử dụng và tiếp xúc với các thực phẩm hoặc dị nguyên gây dị ứng.
  • Giữ tinh thần thoải mái và thường xuyên vận động giúp chúng ta cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh tổ đỉa ở chân có thể gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, khi bị bệnh, người bệnh không được chủ quan mà cần chủ động điều trị bệnh tích cực kết hợp với cách chăm sóc khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh tổ đỉa là bệnh lý viêm da khởi phát do hệ miễn dịch bị rối loạn kết hợp với cơ quan nội tạng bị suy yếu và sự xâm nhập của vi khuẩn, virus ngoài da. Do đặc thù bệnh ngoài da, nhiều người đã đặt ra câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền hay...
Tổ đỉa là bệnh lý viêm da xuất hiện với nhiều triệu chứng dai dẳng, rất khó điều trị. Chính điều này khiến nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi, bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau đây. Bệnh tổ đỉa có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan