Bệnh nấm Penicillium marneffei là gì? Chẩn đoán và hướng điều trị nội khoa

Bệnh nấm Penicillium marneffei là căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra những tổn thương trên da, sốt kéo dài, nổi hạch, sụt cân, thiếu máu ở người bệnh.

Bệnh nấm Penicillium marneffei là gì?

Bệnh nấm Penicillium marneffei là tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, CD4 dưới 100 tế bào/mm3. Thông thường, căn bệnh này chỉ xuất hiện ở những người bị nhiễm HIV/AIDS và rất hiếm khi xảy ra ở những người khỏe mạnh.

Những người bị nhiễm nấm Penicillium có những triệu chứng đa dạng như:

  • Xuất hiện các tổn thương trên da
  • Sốt kéo dài kèm theo hiện tượng đau đầu
  • Nổi hạch to
  • Gan, lách to
  • Thiếu máu
  • Sụt cân

Nấm Penicillium marnetíei thuộc họ Penicillium, được phát hiện đầu tiên từ năm 1956 từ gan bị tổn thương của loài chuột tre. Đây là một loại nấm lưỡng hình, có dạng tế bào nấm men. Chúng phát triển trong tế bào hoặc được nuôi cấy trên môi trường 37 độ C giàu dinh dưỡng. Ngoài ra chúng còn có dạng sợi khi được nuôi cấy ở nhiệt độ 25 – 30 độ C.

Nấm Penicillium marnetíei thuộc họ Penicillium, được phát hiện đầu tiên từ năm 1956
Nấm Penicillium marnetíei thuộc họ Penicillium, được phát hiện đầu tiên từ năm 1956

Bệnh nấm Penicillium marnetíei thường xuất hiện nhiều ở các quốc gia Châu Á như Bruney, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,… Do những khu vực này xuất hiện kiểu thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển.

Tuy nhiên hiện nay loại nấm Penicillium này cũng đã được phát hiện tại một số nước ở châu Âu như Thụy Sĩ, Italia, Pháp, Hà Lan, Anh, Thụy Điển… Ở Việt Nam đã ghi nhận một số ca nhiễm HIV có tồn tại nấm Penicillium marnetíei trong cớ thể. Tại Bệnh viện 103 cũng đã có những báo cáo về một số trường hợp bệnh nhân bị HIV nhiễm Penicillium.

Bệnh Penicillium marneffei chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Sự truyền nhiễm này xuất phát từ những loại gặm nhấm sang cho con người, hoặc con người tự lây nhiễm lẫn nhau thông qua môi trường chung sống.

Xem thêm

Chẩn đoán bệnh do nấm Penicillium marneffei gây ra

Để chẩn đoán người bệnh có bị nhiễm nấm Penicillium marnetíei hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm như sau:

Chẩn đoán xác định

Phương pháp chẩn đoán xác định bao gồm quan sát các biểu hiện lâm sàng và làm các xét nghiệm.

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả

Lâm sàng

Người bị nhiễm nấm Penicillium marnetíei thường có những biểu hiện lâm sàng như sau:

  • Bệnh khởi phát từ từ.
  • Người bệnh thường bị sốt dài ngày, thân nhiệt luôn dao động từ 38.5-39 độ C.
  • Các biểu hiện toàn thân như: Sút cân, thiếu máu, phù chân tay.
  • Người bệnh xuất hiện những tổn thương dưới da với các dạng như: Xuất hiện các nốt sần kích thước từ vài mm đến vài cm, các vết loét hoại tử ở trung tâm. Những vết thương này không đau, không ngứa, xuất hiện toàn thân và tập trung nhiều ở vùng cổ, mặt.
  • Các biểu hiện hô hấp như: Ho khan kéo dài, ho không kèm theo đờm.
  • Xuất hiện các nốt hạch to, gan to, lá lách sưng to.
  • Có thể xảy ra tình trạng phù suy dinh dưỡng, tràn dịch màng phổi. Chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm cấy máu dương tính với Penicillium marnetíei

Xét nghiệm

Để biết mình có bị nhiễm nấm Penicillium marnetíei hay không, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu cơ bản, bao gồm xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu.
  • Xét nghiệm tế bào CD4.
  • Xét nghiệm tổn thương da: Bao gồm soi trực tiếp để tìm các tế bào nấm Penicillium marnetíei và cấy tổn thương da tìm nấm Penicillium
  • Cấy máu
  • Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm như: Hạch, tủy xương, soi và cấy tìm nấm
Thông qua các xét nghiệm sẽ phát hiện được nấm Penicillium marneffei
Thông qua các xét nghiệm sẽ phát hiện được nấm Penicillium marneffei

Chẩn đoán phân biệt

Dưới đây là một số cách chẩn đoán phân biệt bệnh nấm Penicillium marneffei:

  • Tổn thương da do tụ cầu: Trên da xuất hiện các vết mụn nhọt, có mủ, cấy dịch mủ có tụ cầu. Khi xét nghiệm máu thấy bạch cầu máu tăng cao.
  • Nhiễm trùng huyết tụ cầu: Nhiễm trùng nghiêm trọng khiến phủ tạng bị tổn thương, áp xe, cấy máu mọc vi khuẩn tụ cầu.
  • Lao: Người bệnh bị sốt về chiều, có tiền sử tiếp xúc với nguồn bệnh lao. Khi đó bệnh nhân sẽ được thăm khám toàn diện, chụp X-quang phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm tìm AFB, xét nghiệm dịch mủ soi cấy AFB.
  • Dị ứng thuốc: Bệnh nhân từng sử dụng thuốc kháng sinh, trên da xuất hiện những nốt ban đỏ, mề đay, mẩn ngứa toàn thân. Xét nghiệm phân huỷ tế bào trùng khớp với các loại thuốc mà người bệnh đã sử dụng.
  • MAC: Những bệnh nhân nhiễm nấm Penicillium marneffei thường bị sốt kéo dài, xuất hiện hạch to trong ổ bụng, gan lách to, dựa vào kết quả cấy máu sẽ biết có dương tính với nấm Penicillium marneffei hay không.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh nấm Penicillium marneffei
Các biện pháp chẩn đoán bệnh nấm Penicillium marneffei

Điều trị bệnh nấm Penicillium marneffei

Bệnh nấm Penicillium marneffei nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến tử vong. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên đến 80%.

Điều trị đặc hiệu

  • Sử dụng thuốc Amphotericin B 0,7mg/kg/ngày, dùng liên tục trong 2 tuần.
  • Truyền tĩnh mạch trong 500ml dung dịch glucose 5% trong vòng 6 – 8 giờ. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra những phản ứng phụ như: Sốt cao, nhiễm độc thận.
  • Có thể sử dụng thuốc paracetamol 10mg/kg trước khi truyền amphotericin.
  • Các trường hợp quá mẫn với các thành phần của amphotericin B phải sử dụng itraconazol để thay thế với liều lượng 400mg/ngày, sử dụng liên tục trong vòng 8-10 tuần.
  • Những trường hợp nhẹ sử dụng Itraconazol 400mg/ngày, sử dụng liên tục trong vòng 8 tuần.

Điều trị duy trì

  • Sử dụng thuốc Itraconazol 200mg/ngày cho đến khi TCD4 > 200 tế bào/mm3. Thuốc có thể sử dụng kéo dài trên 6 tháng.
  • Không dùng itraconazol cho phụ nữ mang thai, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ bởi thuốc có thể khiến thai nhi bị dị dạng.
  • Đối với phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc Amphotericin B để thay thế.

Điều trị triệu chứng và nâng cao sức khỏe

Các phương pháp giúp làm giảm triệu chứng của bệnh và nâng cao thể trạng bao gồm:

  • Hạ sốt bằng thuốc paracetamol 10 mg/kg/6giờ.
  • Bổ sung nhiều nước và điện giải để bảo vệ chức năng gan thận.
  • Truyền máu khi nồng độ hemoglobin dưới 80g/l.
  • Các dung dịch dinh dưỡng bao gồm: Morihepamin, human albumin.
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Bệnh nấm Penicillium marneffei thường gặp ở bệnh nhân bị nhiễm HIV. Do đó nếu bạn không nằm trong nhóm đối tượng này thì không cần quá lo lắng. Người bệnh chỉ cần có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, kết hợp với sử thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh tình được kiểm soát.

Nội dung liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.