Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh mề đay khi mang thai là nỗi ám ảnh đeo bám bà bầu trong suốt thai kỳ. Nếu không biết cách điều trị đúng và kiêng khem hợp lý, bệnh hoàn toàn có thể diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Chính vì lý do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có cái nhìn toàn diện nhất về hiện tượng nổi mề đay khi mang thai và những phương pháp chữa an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.

Bệnh nổi mề đay khi mang thai là gì?

Nổi mề đay khi mang thai là dạng bệnh ngoài da phổ biến ở bà bầu. Theo kết quả thống kê, số người mắc mề đay mẩn ngứa chiếm khoảng 20% tổng số trường hợp mắc da liễu. Đặc biệt trong đó, có khoảng 0,25 – 2% đối tượng là phụ nữ mang thai. Khi bệnh khởi phát sẽ để lại những dấu hiệu rất khó chịu như mẩn ngứa, sần phủ, xuất hiện mảng da đỏ hoặc hồng tại một số vị trí như bụng, cổ, bắp tay, chân…

Nổi mề đay khi mang thai là dạng bệnh ngoài da phổ biến ở bà bầu.
Nổi mề đay khi mang thai là dạng bệnh ngoài da phổ biến ở bà bầu.

Việc điều trị nổi mề đay khi mang thai cần ưu tiên tính an toàn và hiệu quả. Mọi sự tác động đến sức khỏe người mẹ đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy người bệnh và gia đình tuyệt đối không nên chủ quan. Bệnh có thể bùng phát và tự lặn sau thời gian ngắn khiến không ít người bệnh chủ quan. Càng để lâu không chữa, khoảng thời gian và mức độ biểu hiện giữa các đợt tái phát càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Có thể chia nổi mề đay thành 2 dạng phổ biến như sau:

  • Mề đay cấp tính: Là cấp độ khi các dấu hiệu chỉ xuất hiện và tự lặn sau khoảng từ 48 giờ cho tới dưới 6 tuần và không ảnh hưởng quá nhiều tới đời sống sinh hoạt thường ngày.
  • Mề đay mãn tính: Mức độ diễn biến của bệnh xuất hiện dày đặc, kéo dài lên tới trên 6 tuần và tái phát nhiều lần trong nhiều tháng hoặc cả năm. Không những làm ảnh hưởng tới tâm lý và thẩm mỹ làn da, việc điều trị bệnh mề đay mãn tính thường tốn kém hơn so với mề đay cấp tính.

Bị nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?

Mặc dù được các chuyên gia nhận định là không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu chủ quan bỏ lỡ “thời điểm vàng” hoặc điều trị sai cách có thể dẫn tới nhiều hậu quả cho sức khỏe bệnh nhân. 

  • Đối với phụ nữ mang thai: Mề đay từ một vị trí cụ thể có thể lan rộng khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người. Thêm vào đó, những cơn ngứa sẽ gây mất ngủ, ngủ không đủ giấc, người mệt mỏi suy nhược và tâm lý tự tin, lo âu, phù mi mắt, môi. Ngoài ra, khi hiện tượng phù mao mạch diễn ra ở hệ hô hấp có thể gây khó thở, đột quỵ.
  • Đối với thai nhi: Nguy hiểm hơn, nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu hoặc dị ứng khi mang thai 3 tháng cuối sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sau khi sinh còn có thể bị các bệnh về mắt, hở hàm ếch, chậm phát triển và mắc mề đay bẩm sinh, thậm chí dị tật, thiếu ngón chân hoặc tay…

Triệu chứng của bệnh mề đay khi mang thai

Việc nhận biết các triệu chứng giúp bà bầu nắm bắt được diễn biến của bệnh để làm cơ sở lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất:

Nổi mề đay khi mang thai thường gây ngứa dữ dội
Nổi mề đay khi mang thai thường gây ngứa dữ dội
  • Ngứa: Hầu hết các trường hợp đều khi nhận cảm giác ngứa tại vùng da bị mề đay. Cấp độ ngừa thường phụ thuộc vào các dạng bệnh hoặc nghiêm trọng hơn vào buổi đêm. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân dẫn đến gãi, chà xát thường xuyên, gây vết thương hở.
  • Nổi sần phù: Chất hóa học trung gian Histamin có thể gây phù mao mạch, hình thành các nốt mẩn ngứa nhỏ từ 1 – 3mm, có bờ giới hạn rõ ràng. Các nốt ngứa thường có màu đỏ hoặc hồng nhạt. Một số trường hợp càng gãi, hiện tượng nổi sần phù càng lan rộng. Thông thường, bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay, bụng hoặc lan rộng ra toàn cơ thể.
  • Nóng rát, nổi mẩn đỏ: Một số trường hợp bệnh có thể gây ra biểu hiện nóng hoặc nổi mẩn li ti trên da.
  • Các triệu chứng khác: Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như ốm sốt, mệt mỏi, tụt huyết áp, khó thở, mất ngủ…

Nổi mề đay khi mang thai – nguyên nhân do đâu?

Nổi mề đay khi mang thai có tỷ lệ bùng phát cao hơn so với các đối tượng khác. Chính vì vậy, nhận định chính xác các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các bà bầu phòng tránh hiệu quả hơn.

  • Thay đổi nội tiết tố: Mề đay khi mang thai chủ yếu bùng phát trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi đó, lượng nội tiết tố nữ Estrogen và Progesterone trong cơ thể có sự xáo trộn mạnh mẽ nhất. Từ đó khiến các tế bào dị ứng và hắc tố thay đổi, dẫn tới bệnh bùng phát.
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn uống của bà bầu được đặc biệt chú trọng nhằm giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một số thực phẩm có lợi cho thai kỳ nếu không được dùng đúng cách có thể gây nguy cơ kích ứng cao như hải sản, các loại thịt đỏ, các loại hạt…Ngoài ra, cơ thể người phụ nữ chưa kịp thích nghi với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng cũng có thể gây phản ứng trên da.
  • Giãn da bụng: Dị ứng khi mang thai 3 tháng cuối là thời điểm thai nhi đạt mức độ gia tăng về kích thước mạnh mẽ nhất. Bên cạnh việc xuất hiện các vết rạn, phần da bụng bị kéo căng quá mức khiến các mô bị tổn thương, lớp màng bảo vệ suy yếu dẫn tới nổi mề đay, dị ứng da.
  • Dị ứng thuốc: Tâm lý bổ sung nhiều viên uống chứa sắt, canxi hoặc vitamin mà không có sự kê đơn của bác sĩ cũng có thể dẫn tới tích tụ độc tố trong cơ thể và phát qua da.
  • Yếu tố di truyền: Mề đay là căn bệnh tự miễn, chủ yếu diễn ra do sự rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể và liên quan nhiều tới hiện tượng tăng sinh tế bào kháng thể lympho T. Bởi vì vậy, người bệnh xuất thân từ gia đình mà ít nhất bố hoặc mẹ có tiền sử mắc mề đay sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
Nổi mề đay khi mang thai thường xảy ra do tiếp xúc với thú nuôi
Nổi mề đay khi mang thai thường xảy ra do tiếp xúc với thú nuôi
  • Một số nguyên nhân khác: Người bệnh nên chú trọng tới các nguyên nhân đến từ bên ngoài như thời tiết, dị ứng lông vật nuôi, phấn hoa, mỹ phẩm hoặc sức đề kháng…

Nổi mề đay khi mang thai – khi nào nên gặp bác sĩ?

Mặc dù các biểu hiện mề đay hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà trong thời gian mới khởi phát. Tuy nhiên, khi quan sát thấy các biểu hiện dưới đây, người bệnh nên chủ động tới thăm khám và xin ý kiến của các bác sĩ chuyên môn, tránh điều trị tự phát dẫn tới biến chứng nguy hiểm:

  • Nổi mề đay khắp người.
  • Ngứa về đêm gây mất ngủ.
  • Trẻ nhỏ quấy khóc do ngứa, bỏ bú.
  • Mề đay tái phát nhiều lần trong năm.
  • Các biện pháp điều trị tại nhà không còn hiệu quả.

Cách chữa nổi mề đay khi mang thai an toàn và hiệu quả nhất

Mặc dù có diễn biến phức tạp và nguy cơ tái phát cao, 70% trường hợp nổi mề đay khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục chỉ trong thời gian ngắn nếu áp dụng đúng biện pháp. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, người bệnh nên ưu tiên các biện pháp an toàn, lành tính mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Nên tham khảo hoặc thăm khám với các bác sĩ có chuyên môn trước khi tiến hành điều trị bệnh.

Mẹo chữa mề đay cho bà bầu

Hầu hết các phương pháp chữa mề đay tại nhà bằng mẹo dân gian đều giúp người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí và sử dụng nguyên liệu lành tính. Tuy nhiên, người bệnh nên chú trọng công đoạn làm sạch và không nên lạm dụng trong thời gian dài. Vì dược tính không cao nên các bài chữa mẹo chỉ phù hợp cho mề đay cấp tính hoặc mới khởi phát.

Chữa mề đay bằng lá khế đảm bảo sự an toàn, lành tính
Chữa mề đay bằng lá khế đảm bảo sự an toàn, lành tính
  • Tắm lá khế chữa mề đay cho bà bầu: Lá khế có công dụng làm sạch, kháng khuẩn và làm dịu da. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị từ 5 – 10g lá khế tươi, đem rửa sạch và đun sôi với 400ml nước. Sau khi để nguội, dùng tắm hằng ngày khi nước còn ấm, phần bã vò nát và chà nhẹ lên da mẩn ngứa. Có thể áp dụng hằng ngày.
  • Chữa mề đay bằng lá tía tô: Trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu và dưỡng chất có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, thanh lọc da. Bạn chỉ cần đem 50 – 80g lá tía tô đã được làm sạch xay nhuyễn với 100ml nước lọc. Ngâm hỗn hợp trong ít nhất 15 phút và lọc lấy nước cốt. Tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ, sau đó bắc ra, chờ nguội và uống ngày 2 lần.
  • Trị mề đay tại nhà bằng kinh giới: Việc tắm lá kinh giới hằng ngày không chỉ giúp chữa mề đay ở bà bầu hiệu quả mà còn có tác dụng chữa mẩn đỏ, dị ứng da, rôm sảy. Tiến hành đun sôi lá kinh giới với 500ml nước và 1 thìa cà phê muối sẽ cải thiện triệu chứng ngứa, giảm sưng phù, làm giảm đỏ rát da…
  • Mẹo chữa mề đay cho bà bầu với nha đam: Người bệnh có thể loại bỏ phần vỏ của cây nha đam, lọc lấy phần lõi bên trong và chà nhẹ nhàng lên da mẩn ngứa sẽ giúp giảm ngứa, làm dịu và cấp ẩm cho da.

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa từ Tây y

Bệnh nổi mề đay khi chữa bằng thuốc Tây có thể cho hiệu quả cao nhưng lại tiềm ẩn những tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Phụ nữ có thai chỉ nên sử dụng khi được kê đơn và dưới sự giám sát của bác sĩ đầy đủ chuyên môn.

Việc điều trị bằng Tây y nên có sự chỉ định của bác sĩ
Việc điều trị bằng Tây y nên có sự chỉ định của bác sĩ
  • Các loại thuốc bôi: Đối với bệnh mề đay, phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid, steroid ở cấp độ vừa phải hoặc nhẹ như Budesonide, Eumovate,Eucerin,  Triamcinolone…
  • Các loại thuốc uống kháng Histamin: Trong trường hợp mề đay diện rộng hoặc diễn biến nghiêm trọng, người bệnh sẽ được sử dụng kết hợp với các loại thuốc uống thay vì chỉ điều trị ngoài da như Cetirizine, Loratadine, Dexamethason…

Cách chữa mề đay cho bà bầu bằng Đông y

Ngày nay, các bài thuốc chữa mề đay từ y học cổ truyền ngày càng được người bệnh tin chọn nhờ sự lành tính và công thức bào chế được nghiên cứu dựa trên tính phù hợp cho từng cơ địa riêng biệt.

Tuy nhiên, đặc điểm đun sắc và bảo quản phức tạp là nhược điểm khiến nhiều người bệnh e ngại khi lựa chọn phương pháp này.

  • Bài thuốc số 1: Hạ khô thảo, cam thảo, sài đất, bồ công anh, hoàng kỳ, sài hồ nam, ngải cứu. Mỗi loại 10g đem đun sắc với 3 bát nước lớn. Giữ lửa nhỏ cho đến khi lượng thuốc cô lại chỉ còn ½ thì đổ ra bát và dùng khi còn ấm.
  • Bài thuốc số 2: Kim ngân, phòng phong, xuyên khung, ngải cứu, cúc tần, ké đầu ngựa, bồ công anh, hồng hoa, phục linh, hồng hoa với tỷ lệ phù hợp tiến hành đun sắc với 400ml nước. Khi thuốc cạn vừa đủ 2 bát thì bắc ra dùng luân phiên sáng, tối. Mỗi lần uống cách bữa ăn 30 phút, không nên để qua đêm.
  • Bài thuốc số 3: Độc hoạt, thục địa, cam thảo, cát cánh, trần bì, xuyên khung, bột quế, bạch chỉ, xương bồ, mỗi loại 10g. Sau đó đem rửa sạch, phơi khô và sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Nổi mề đay khi mang thai nên ăn gì? kiêng gì?

Ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong đẩy lùi nổi mề đay khi mang thai.

Nên:

  • Bổ sung rau xanh trong thực đơn. Ưu tiên các thực phẩm dạng củ như su hào, su su, bí đỏ…đã được ninh nhừ hoặc nấu chín.
  • Tích cực bổ sung các loại vitamin có sẵn trong các loại hoa quả như vitamin C, D, E giúp đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng.
  • Nạp đủ lượng nước cần thiết trong ngày để da không bị khô và mất đàn hồi.
  • Thay thế các chất béo có hại bằng Omega 3 và các loại chất béo có lợi cho sức khỏe.

Không nên

  • Sử dụng quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản, các loại hạt, hoặc chất gây dị ứng cao.
  • Thay thế mỡ động vật bằng mỡ thực vật hoặc các loại hạt như dầu vừng, dầu hướng dương, đậu nành.
  • Đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh hoặc đóng sẵn trong siêu thị.
  • Ăn quá mặn hoặc sử dụng các loại gia vị có đặc tính cay nóng.

Cách phòng ngừa bệnh mề đay cho mẹ bầu

Dù lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị nào, việc sử dụng liệu trình dài ngày cũng là điều mà không người bệnh nào mong muốn. Chính vì vậy, cách giúp phòng tránh nổi mề đay tái phát hiệu quả nhất là thiết lập một lối sống khoa học, tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

  • Giữ vệ sinh thân thể, tắm bằng nước ấm hoặc nước lá cây. Hạn chế thời gian tắm từ 10 – 15 phút.
  • Hạn chế ra ngoài, đặc biệt trong thời tiết giao mùa. Tránh lạm dụng gió điều hòa.
  • Bà bầu nên lựa chọn quần áo rộng rãi như váy hoặc áo dành riêng cho phụ nữ mang thai. Tránh các loại vải bó sát hoặc làm từ lông, len, không thấm hút mồ hôi.
  • Không tiếp xúc với lông thú nuôi nếu có tiền sử dị ứng.
  • Ngủ đủ giấc, nên nằm nghiêng. Duy trì giấc ngủ từ 7 – 9 tiếng/ ngày.
  • Bôi kem chống rạn và dưỡng ẩm để da bụng không bị kéo căng và kích ứng.

Bệnh nổi mề đay khi mang thai là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào trong thai kỳ. Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp cho độc giả bỏ túi thêm những kiến thức bổ ích để việc điều trị đạt được kết quả cao, góp phần hạn chế nguy cơ tái phát và biến chứng.

Câu hỏi thường gặp
Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bài viết liên quan