Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Dừa lá trái cây đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Đặc biệt nước dừa là thức uống giải khát được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với người bệnh gút uống nước dừa được không? Câu hỏi sẽ được chúng tôi giải đáp ngay bên dưới đây.

Mắc bệnh gút uống nước dừa được không? Có hại gì không?

Gút hay gout đều là cách gọi phổ biến hiện nay, bệnh thực tế là một dạng viêm khớp đột ngột gây ra các triệu chứng sưng đỏ và rất đau ở khớp tay, chân. Bệnh gout xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể tích tụ nhiều vì không thể đào thải. Đặc biệt uric thường gây ra đau khớp ở ngón chân khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại.Ngoài ra, các triệu chứng sưng viêm còn có thể xảy ra ở mắt cá chân, đầu gối, bàn chân, một số ít trường hợp xảy ra ở khuỷu tay, bàn tay, cổ tay.

Tuy vậy, người bệnh nếu biết cách vẫn có thể kiểm soát tình trạng của những cơn đau do gút gây ra một cách hiệu quả. Người bệnh áp dụng các chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, hạn chế việc sử dụng những thực phẩm có hàm lượng purin cao. Vậy quả dừa có phải là đồ uống người bệnh cần tránh sử dụng hay không?

Bệnh gút uống nước dừa được không?
Bệnh gút uống nước dừa được không?

Dừa được đánh giá là loại quả cung cấp nguồn nước rất tốt cho cơ thể chúng ta. Khi bổ sung nước dừa thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa tăng cường chức năng hoạt động. Dạ dày được làm sạch và tiêu diệt tốt các loại vi khuẩn gây hại ở đường ruột. Ngoài ra, nước dừa cũng là nguồn cung cấp nước và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Qua đó, chúng ta có thể giảm nguy cơ mất nước và tăng cường sức đề kháng hơn.

Một số công dụng cụ thể của nước dừa người dùng cần quan tâm đó là:

  • Nước dừa có các thành phần giúp cơ thể điều hòa huyết áp, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch.
  • Nước dừa cũng giúp người dùng làm giảm các nguy cơ mắc bệnh liên quan tới đường tiết niệu.
  • Chúng ta có thể sử dụng nước dừa như một loại thức uống kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
  • Nước dừa tươi cũng giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận, chống buồn nôn và làm đẹp da hiệu quả.

Có thể thấy rằng, nước dừa rất tốt cho sức khỏe của mỗi người. Nhưng vẫn có thằng mắc rằng bị gút uống nước dừa được không? Câu trả lời chính là CÓ. Trong nước dừa có chứa tới 95% là nước với rất nhiều kali. Vì vậy, cũng có thể coi nước dừa như một loại nước điện giải tự nhiên. Bệnh nhân bị gút uống nước dừa giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất, loại bỏ phốt pho, canxi và axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, khả năng kháng viêm kháng khuẩn của nước dừa cũng giúp cho người bệnh làm giảm các triệu chứng đau nhức bởi bệnh gout.

Chính bởi vậy, hiện nay có rất nhiều bệnh nhân gút đã lựa chọn sử dụng nước dừa thường xuyên để có thể hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh. Quá trình điều trị gút từ đó cũng trở nên thuận lợi và nhanh có kết quả hơn.

Một số công thức dân gian kết hợp với nước dừa

Nước dừa được đánh giá có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Vì vậy, người bệnh có thể kết hợp một số cách sử dụng nước dừa dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nước dừa và lá trầu:

  • Bạn chuẩn bị 1 quả dừa tươi, 100g lá trầu không.
  • Lá trầu không sau khi rửa sạch, để ráo nước sẽ giã nhỏ. Bạn chặt quả dừa để có miệng nhỏ và cho lá trầu đã giã vào ngâm trực tiếp bên trong quả dừa khoảng 30 phút.
  • Sau đó, chúng ta chắt lấy phần nước dừa ngâm lá trầu ra cốc và uống như bình thường. Nước dừa nên được uống vào buổi sáng sớm trước khi ăn. Duy trì trong vòng 1 tháng để thấy rõ các triệu chứng được cải thiện một cách rõ rệt.
Lá trầu không kết hợp cùng nước dừa là công thức cải thiện gout rất hiệu quả
Lá trầu không kết hợp cùng nước dừa là công thức cải thiện gout rất hiệu quả

Nước dừa và đu đủ xanh:

Nước dừa khi được kết hợp với đu đủ xanh sẽ càng tăng thêm hiệu quả. Đây chính là bài thuốc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng để hỗ trợ trị gút rất phổ biến. Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu đưa ra, trong quả đu đủ xanh có chứa phần mủ nhựa trắng rất dồi dào. Phần mủ này chính là một dạng hỗn hợp của các loại men tiêu hóa chất đạm. Nổi bật nhất chính là enzyme papain. Đây là một loại enzyme có khả năng chống viêm cao và rất tốt cho những bệnh nhân bị gút.

  • Với bài thuốc  này, người bệnh cần chuẩn bị đu đủ xanh không cần quả quá to. Sau khi rửa sạch đu đủ, người bệnh để nguyên lớp vỏ, bổ đôi và lấy đi phần hạt.
  • Đu đủ nên thái thành các miếng nhỏ và thêm khoảng 4 – 5 bát con nước để nấu sôi. Khi nước sôi, hạn nhỏ lửa và đun trên bếp thêm khoảng 2 phút.
  • Bạn cho một ít lá trà khô và hãm với nước đu đủ. đợi khoảng nửa tiếng rót lấy phần nước và thêm nước dừa tươi để uống trong cả ngày.

Nước đậu đen và dừa tươi:

  • Bệnh nhân chuẩn bị một nắm đậu đen đem rửa sạch, ngâm vào nước khoảng 2 – 3 tiếng cho đậu nhanh mềm.
  • Trái dừa bạn chắt một miệng nhỏ, giữ lại phần vỏ để làm nắp đậy. Sau đó cho đậu đã ngâm vào trong trái dừa để ngâm cùng với nước.
  • Chúng ta bỏ dừa lên nồi để hấp cách thủy trong vòng 4 tiếng, sau đó bật lửa nhỏ để đậu trong dừa được ninh nhừ.
  • Dừa đã hấp xong nên ăn cả phần đậu và phần cùi non cùng nước để đạt công dụng tối đa.
Nước dừa tươi và đậu đen làm giảm các triệu chứng sưng viêm
Nước dừa tươi và đậu đen làm giảm các triệu chứng sưng viêm

Hiện nay, việc cải thiện bệnh gút bằng dừa tươi là phương pháp phổ biến nhiều người sử dụng. Tùy nhiên, bệnh nhân cũng cần chú ý rằng, phương pháp này tùy từng cơ địa mỗi người sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau. Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, cơ địa của bệnh nhân cũng như nhiều yếu tố liên quan khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng dừa cũng cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng và dừa không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp chữa bệnh gout khác.

Cùng với các công thức cải thiện bệnh bằng dừa tươi, người bị gút cũng có thể dùng các loại thảo dược thiên nhiên để cải thiện bệnh tốt nhất. Một số vị thảo dược cũng có hiệu quả rất tốt trong quá trình chữa trị gout phải kể đến là:

  • Lá tía tô: Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh gout, bệnh về xương khớp rất an toàn, lành tính.
  • Hy thiêm: Có chứa thành phần là orientin, daturosid, dimethyl quercetin giúp người bệnh hạ nồng độ axit uric trong máu hiệu quả, từ đó đem đến hiệu quả tốt trong quá trình điều trị bệnh gút.
  • Thổ phục linh: Là một vị thuốc tính bình, có vị ngọt nhẹ. Thổ phục linh được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh về xương khớp, phong thấp và giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể.
  • Đậu xanh: Hạt đậu xanh được ghi nhận có rất nhiều chất xơ tham gia làm chậm sự hấp thu đạm, giảm sự hình thành các axit uric mới trong cơ thể. Nhờ vậy bệnh gút không bị tiến triển nặng hơn.
  • Bồ công anh có chứa lượng polyphenol và terpenoid tương đối lớn. Những hoạt chất này khi được dung nạp vào cơ thể sẽ phát huy khả năng kháng viêm. Làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả và giảm triệu chứng sưng đỏ ở các khớp đang bị tổn thương.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng nước dừa tươi

Gút là một loại bệnh lý rất dễ tái phát và thường có những chuyển biến rất phức tạp. Nồng độ axit uric trong máu dễ mất cân bằng dẫn tới tình trạng các tinh thể muối urat dễ dàng lắng đọng tại các khớp xương. Do đó, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy rất đau nhức và ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động. Người bệnh cần sớm có các biện pháp chữa trị thích hợp để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng. Trong quá trình sử dụng nước dừa chữa gút, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Nước dừa phát huy hiệu quả khá chậm, vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng, tránh nóng vội hay lo lắng sốt ruột.
  • Khi uống nước dừa, bệnh nhân cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có tính cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ làm cơ thể bị mất cân bằng axit uric. Các loại đồ uống có cồn như bia rượu hay các thức uống chứa cafein cũng cần được loại bỏ.
  • Nước dừa sau khi lấy ra khỏi vỏ cần uống nhanh chóng trong vòng vài giờ nếu không có các bước hấp hay chế biến khác. Nước dừa để quá lâu hoặc để qua đêm sẽ làm biến chất và mất hết tác dụng.
  • Người bệnh chú ý thiết lập chế độ sinh hoạt mỗi ngày thật khoa học hợp lý. Nên kết hợp tập luyện thể dục thể thao nhẹ hàng để tăng sức đề kháng cho cả cơ thể.
  • Bệnh nhân không mang vác đồ vật nặng, luôn duy trì tinh thần vui vẻ lạc quan.
  • Ngoài nước dừa, chúng ta vẫn cần uống thêm nước lọc để cấp đủ nước cho cơ thể. Kết hợp thêm các loại nước ép và sinh tố có lợi cho quá trình chữa trị.
Các lưu ý khi người bị gút uống nước dừa
Các lưu ý khi người bị gút uống nước dừa

Trên đây là các thông tin giải đáp bệnh gút uống nước dừa được không. Mong rằng người bệnh qua đây đã nắm rõ cho mình một cách hỗ trợ điều trị bệnh gout nhờ nguồn nước dừa thơm ngon.

Xin nhắc lại, cách chữa gout bằng nước dừa không thể mang lại hiệu quả cao với người bệnh mãn tính. Đây chỉ là giải pháp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh, không thể thay thế thuốc đặc trị. Để giải quyết được căn nguyên bệnh gout, bạn đọc có thể tham khảo hiệu quả của các bài thuốc chữa gout được nghiên cứu bài bản, do chính các chuyên gia tư vấn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan