Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thịt vịt là nguồn thực phẩm quen thuộc của mọi gia đình, cũng là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau, đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, với người bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt vịt

Trước khi đi trả lời câu hỏi bị gút có ăn được thịt vịt không, hãy cùng xem các giá trị dinh dưỡng có trong thịt vịt gồm những gì.

Dựa theo kết quả nghiên cứu, phân tích của các chuyên gia, trong mỗi 100g thịt vịt sẽ có chứa khoảng 25g protein. Hàm lượng protein này được đánh giá cao hơn nhiều so với các loại thịt heo, thị dê, trứng hay thịt bò. Bên cạnh đó, thịt vịt cũng còn có không ít các loại dưỡng chất nổi bật khác như: Axit nicotinic, sắt, phốt pho, canxi cùng một số vitamin gồm: Vitamin A, vitamin B1, B1, D,…

Thịt vịt có chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe
Thịt vịt có chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe

Theo Đông y, vịt là nguồn thực phẩm có tính hàn, vị ngọt với công dụng dưỡng vị và tư âm. Thịt vịt có thể hỗ trợ điều trị chứng nhiệt, làm bổ ngũ tạng cùng thủy đạo và cải thiện chứng tiểu tiện bất lợi. Thịt vịt cũng được đánh giá rất thích hợp cho những những người bị dương hư tỳ nhược. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý về tim mạch, ung thư, lao phổi và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thịt vịt có nhiều lợi ích như vậy nhưng bị bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Theo đó, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân gout.

Vì thế người bệnh cần hiểu rõ chính xác bị gout có ăn được thịt vịt không? Ăn như thế nào cho đúng cách, đủ lượng?

Giải đáp người bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Như chúng tôi đã chia sẻ bên trên, vịt là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nhưng đồng thời vịt cũng có hàm lượng đạm rất cao. Vì vậy, với câu hỏi người mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt không, câu trả lời chính là KHÔNG. Bởi bệnh gout xảy ra khi lượng axit uric ở cơ thể tăng quá cao và lắng đọng tại khớp xương, tạo thành các tinh thể muối urat gây tổn thương cho khớp.

Trong khi đó, lượng axit uric tăng cao khi người bệnh hấp thụ lượng purin quá nhiều thông qua một số loại nội tạng, hải sản, thịt đỏ,… và không ngoại trừ thịt vịt. Vịt cũng là thực phẩm thuộc nhóm có hàm lượng nhân purin lớn, người bệnh cần tránh sử dụng.

Người mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt không?
Người mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Các thống kê đã cho thấy, trong khoảng 100g thịt vịt sẽ có tới 128mg purin được chuyển hóa sang dạng axit uric. Do đó, đối với những người bệnh gout thể mãn tính cần tuyệt đối tránh dùng thịt vịt. Với những bệnh nhân ở thể cấp tính có thể sử dụng thịt vịt nhưng chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ.

Lưu ý quan trọng khi bệnh nhân gút ăn thịt vịt

Thịt vịt không tốt cho những bệnh nhân gout, nhưng nếu bạn mới mắc bệnh, gout ở thể nhẹ, gout thể cấp tính vẫn có thể thêm thịt vịt vào bữa ăn với tần suất ít. Theo đó, khi ăn thịt vịt, người bệnh cần kiểm soát được hàm lượng purin cơ thể hấp thụ trong mức cho phép để đảm bảo không làm bệnh chuyển nặng hơn.

Bệnh nhân cần lưu ý như sau:

  • Nếu ăn thịt vịt, người bệnh tuyệt đối không ăn phần da vịt và đùi vịt. Bởi đây là nơi có chứa lượng nhân purin cao nhất trong toàn bộ các phần của thịt vịt.
  • Một ngày người bệnh chỉ sử dụng lượng thịt vịt không quá 50g, nên chế biến theo phương pháp hấp, kho thay vì cách chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Người bệnh chú ý kết hợp bổ sung, ăn kèm với các loại rau xanh, uống thật nhiều nước để cơ thể có thể đào thải axit uric ra ngoài một cách hiệu quả nhất.
Các lưu ý quan trọng người bệnh cần ghi nhớ
Các lưu ý quan trọng người bệnh cần ghi nhớ
  • Nước canh vịt hay nội tạng cũng cần tránh sử dụng bởi những món này đều có hàm lượng nhân purin cao.
  • Khi ăn thịt vịt, người bệnh cũng không ăn thêm bất cứ món ăn nào có chứa purin trong ngày hôm đó để không làm gia tăng axit uric.
  • Bệnh nhân cũng không ăn thịt vịt kèm với thịt mèo, thịt dê, thịt cừu, thịt chó. Vì những loại thịt này đều có hàm lượng purin cao sẽ làm chứng sưng viêm do gout trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài thịt vịt, người bệnh có thể sử dụng một số loại thịt khác để thay thế vào các bữa ăn như phần ức gà không da, cá đồng như: Cá trắm, cá rô, cá quả. Cá sông có lượng purin rất thấp, rất thích hợp để sử dụng cho bệnh nhân gout.

Bệnh gút có ăn được thịt vịt không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Bệnh nhân bị gout nhẹ nếu yêu thích thịt vịt có thể sử dụng một ít kết hợp vào thực đơn ăn uống, tuân thủ theo đúng liều lượng. Đối với người bệnh gout mãn tính cần loại bỏ hoàn toàn thịt vịt khỏi thức đơn. Áp dụng chế độ ăn uống nghiêm ngặt là cách giúp chúng ta cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan