Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bệnh gút có ăn được thịt gà không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi bị mắc bệnh gout. Thịt gà là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng giá trị cao và rất cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Để có thể xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất, người bệnh tham khảo các thông tin sau đây.

Giá trị dinh dưỡng có trong thịt gà

Thịt gà là nguồn thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam, được sử dụng rất phổ biến trong các bữa ăn. Thịt gà có chứa hàm lượng natri, protein khá dồi dào. Đồng thời có chứa đường, natri và không có thành phần tinh bột.  Bên cạnh đó, thịt gà cũng bổ sung nhiều dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cùng với đó là các vitamin cùng các chất phốt pho, selen tăng cường bồi bổ sức khỏe.

Trong 85g thịt ức gà sẽ có những hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • Calo: 128
  • Natri: 44mg
  • Chất béo: 2,7g
  • Chất đạm: 26g
  • Chất xơ: 0g
  • Đường: 0g
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà

Những lợi ích của thịt gà:

  • Giàu protein: Trong thịt gà, protein là thành phần protein nạc có chứa hàm lượng chất béo thấp. Phần protein có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng cũng như sự phát triển của các cơ bắp.
  • Có lợi cho hệ tim mạch: Thịt gà được đánh giá có nhiều công dụng trong việc ức chế cũng như kiểm soát tốt nồng độ axit amin homocysteine của cơ thể. Bởi hormone này khi vượt mức quá cao sẽ làm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh tim mạch.
  • Giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất: Thịt gà có chứa lượng vitamin B6 khá dồi dào giúp cơ thể luôn duy trì sự khỏe mạnh cho các mạch máu. Đồng thời, thịt gà cũng hỗ trợ cơ thể tăng cường hoạt động cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ vậy, chúng ta có thể duy trì và kiểm soát tốt cân nặng.
  • Hỗ trợ chống ung thư: Thành phần niacin và vitamin B trong thịt gà còn có công dụng hỗ trợ chống ung thư cũng như ngăn ngừa tình trạng ung thư liên quan tới yếu tố di truyền.
  • Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt: Trong thịt gà có chứa khá nhiều các thành phần là alpha, retinol, lycopene, beta carotene giúp người dùng có thể tăng cường thị lực.
  • Ngăn ngừa thoái hóa xương: Khi sử dụng thịt gà thường xuyên với lượng vừa đủ sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp.
Thịt gà cung cấp nhiều dưỡng chất cho người dùng
Thịt gà cung cấp nhiều dưỡng chất cho người dùng

Khác với những loại thịt đỏ hay thịt gia cầm khác, thịt gà và đặc biệt là ức gà không chứa xương, không chứa da là một loại protein rất nổi bật. Loại protein này giúp người ăn có chế độ ăn uống thật lành mạnh, giảm cân hiệu quả và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.

Việc duy trì cân nặng là yếu tố rất quan trọng và cần thiết đối với những người mắc bệnh gút. Bên cạnh đó, khi cơ thể bị béo phì cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cũng như nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Rất nhiều người thắc mắc bị bệnh gút có ăn được thịt gà không, câu trả lời là CÓ. Người bệnh hoàn toàn có thể ăn thịt gà, tuy nhiên người bệnh cần ăn thịt gà đúng cách để có thể đảm bảo lợi ích cho sức khỏe. Người bệnh có thể cải thiện tốt các triệu chứng đau nhức do các cơn gout gây ra. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm kết hợp thịt gà vào các bữa ăn trong tuần.

Người bị bệnh gout ăn thịt gà đúng cách đạt được hiệu quả gì?

Khi sử dụng thịt gà, người bệnh gout có thể đạt được những hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Cụ thể là:

Ngăn chặn tình trạng kết tủa axit uric:

Bệnh gout xảy ra khi cơ thể chúng ta bị rối loạn axit uric, cơ thể bị lắng đọng các tinh thể muối tại các mô xương và khớp xương. Từ đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng sưng viêm và đau nhức tại các khớp. Để có thể cải thiện hiệu quả tình trạng này, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm có khả năng ngăn chặn sự kết tủa của các axit uric.

Trong đó thịt gà là thực phẩm không thể bỏ qua. Thịt gà có chứa lượng selenium khá lớn. Selenium không chỉ có vai trò lớn trong việc chuyển hóa tại các cơ quan ở hệ bài tiết mà còn có công dụng làm đi hàm lượng axit uric ở trong máu.

Bệnh gút có ăn được thịt gà không
Bệnh gút có ăn được thịt gà không

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân gout:

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, thịt gà có chứa rất nhiều dưỡng chất thuộc các nhóm axit amin, vitamin B cùng sắt, khoáng chất,… Trong đó phốt pho có hàm lượng cao giúp người bệnh hỗ trợ tốt cho sự phát triển của xương và răng. Phốt pho cũng là thành phần giúp người bệnh tăng cường khả năng bài tiết tại thận hoặc gan. Tuy lượng purin trong thịt gà không quá cao nhưng người bệnh vẫn cần chú ý sử dụng thịt gà đúng cách để không làm ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.

Bệnh gút có ăn được thịt gà không? Người bệnh nên ăn phần thịt gà nào?

Hàm lượng của thịt gà cũng có sự khác biệt giữa phần cánh, đùi và ngực. Hàm lượng purin theo đó cũng có sự chênh lệch rõ ràng. Với những bệnh nhân đang bị tăng axit uric trong máu hoặc đang bị gout cần chú ý tới chỉ số purin để ngăn ngừa bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Mặc dù lượng purin tổng của thịt gà ở mức trung bình. Nhưng giữa các phần sẽ phân chia hàm lượng theo thứ bậc từ rất thấp tới rất cao. Bệnh gút ăn được thịt gà không? Câu trả lời là có nhưng bệnh nhân đang mắc gout cần chú ý tránh sử dụng các loại nội tạng của gà và chỉ dùng phần có lượng purin ở mức thấp, phù hợp với khẩu phần.

Bệnh nhân nên ăn phần thịt gà nào
Bệnh nhân nên ăn phần thịt gà nào

Hàm lượng purin ở các bộ phận của gà có sự khác nhau như sau:

  • Phần thịt đùi có lượng purin khá thấp,chỉ chiếm khoảng 68,8mg.
  • Phần ức gà khi không chứa da có hàm lượng purin đạt ở mức vừa phải với nồng độ khoảng 141,2mg.
  • Cánh gà cũng có lượng purin ở mức vừa phải, chiếm khoảng 137,5mg.
  • Trong khi đó, phần đùi gà và chân gà cũng có lượng purin ở mức vừa phải, khoảng 122,9mg.
  • Gan gà có lượng purin rất cao, chỉ số đo được vượt 300mg.

Như vậy, có thể thấy rằng, bệnh nhân nên chọn lựa sử dụng phần thịt gà ở vị trí đùi trên, phần ức không da và phần thịt nạc không có chứa mỡ. Bệnh nhân đang chữa gút tránh sử dụng các phần thịt sẫm màu hoặc gan gà, các phần chân, cô và cánh cũng cần hạn chế sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hướng dẫn cách chế biến thịt gà tốt nhất

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân gout có thể làm giảm tổng nồng độ purin trong các món thịt gà bằng phương pháp nấu ăn thích hợp.

  • Trước khi chế biến thịt gà, bệnh nhân cần chú ý loại bỏ phần da gà. Bởi đây là nơi có chứa nhiều purin cũng như các chất béo không lành mạnh.
  • Theo đó, cách làm giảm lượng purin của gà hiệu quả nhất đó chính là nấu chín phần thịt gà trong nước. Đồng thời, phương pháp sử dụng nhiệt ẩm bằng cách đun sôi hay nhiệt khô bằng cách nướng cũng đã được chứng minh có thể làm thay đổi đáng kể lượng purin có trong thịt gà.
  • Khi người bệnh nấu chín thịt gà bằng nước sẽ giúp tiết bớt lượng purin trong thịt gà ra bên ngoài. Vì vậy, các loại nước luộc gà, nước sốt hay nước hầm xương từ nguồn xương gà đều có lượng purin cao và người bệnh cần tránh sử dụng.
  • Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể giữ nguyên purin và độ ẩm cho thịt gà bằng cách chiên. Trong khi đó, với món gà hầm, lượng purin sẽ lẫn trong nước hầm gà khá nhiều. Vì vậy, người bệnh cũng cần chú ý tránh ăn gà chiên hoặc hầm.
Cách chế biến phù hợp nhất với bệnh nhân gout
Cách chế biến phù hợp nhất với bệnh nhân gout

Trong quá trình chế biến, nước sốt hay dầu cũng là thành phần có liên hệ mật thiết đối với những người bị bệnh gout. Bệnh nhân cần chọn lựa các loại dầu thực vật có khả năng kháng viêm như dầu dừa, dầu oliu hoặc bơ. Những loại dầu này bạn có thể dùng để ướp gà. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thêm cà hay nghệ vào món ăn khi chế biến để tăng cường tính chống viêm.

Ngoài ra, thời gian bảo quản cũng như nhiệt độ khi chế biến cũng ảnh hưởng không ít tới hàm lượng của purin. Theo sự đánh giá của các chuyên gia, với điều kiện thời gian bảo quản ngắn và nhiệt độ bảo quản thấp có thể làm giảm lượng purin và các hoạt động của enzym trong thịt gà. Vì vậy, người bệnh cần chú ý hạn chế việc sử dụng thịt gà chế biến sẵn hoặc thịt gà đã bảo quản trong thời gian dài.

Những lưu ý quan trọng khi người bị gout được sử dụng thịt gà

Ngoài việc chú ý sử dụng thịt gà với liều lượng phù hợp, người bệnh cũng cần chú ý tới một số vấn đề dưới đây:

  • Người bệnh không sử dụng nước dùng gà, nước luộc nội tạng, thịt, xương hay phần nước hầm. Nước dùng có lượng purin cao và dễ làm tình trạng bệnh của người bị gout tiến triển nặng hơn.
  • Chúng ta nên kết hợp thịt gà với các loại rau củ quả có chứa các thành phần vitamin, chất xơ cùng các khoáng chất cần thiết. Cùng với đó, cách kết hợp thêm nhiều rau xanh sẽ giúp người bệnh tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa cũng như duy trì sức khỏe thật tổng hợp.
  • Đặc biệt, chúng ta không sử dụng thịt gà cùng với các thực phẩm có chứa lượng purin cao khác trong bữa ăn.  Ví dụ như các món ăn từ thịt đỏ, hải sản và đặc biệt là cá hồi.
  • Bệnh nhân không ăn da gà để tránh dung nạp lượng chất béo quá nhiều vào cơ thể làm tăng nồng độ axit uric.

Bệnh gout có ăn được thịt gà không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Hy vọng qua các thông tin trên, người bệnh đã có câu trả lời cụ thể cho vấn đề bị gút có ăn được thịt gà không và nên ăn như thế nào. Bệnh nhân hãy sắp xếp chế độ ăn uống thích hợp nhất để cải thiện bệnh thật hiệu quả.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan