Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Cá là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin cùng các dưỡng chất để bồi bổ sức khỏe cho cơ thể chúng ta. Đặc biệt với bệnh nhân bị gout có một số loại cá khá thích hợp để sử dụng. Nhưng bên cạnh đó cũng có những loại cá chứa lượng purin lớn gây bất lợi cho quá trình chữa trị của bệnh nhân. Để các triệu chứng không trở nên nghiêm trọng hơn, mời bạn đọc tham khảo các thông tin giải đáp bệnh gout ăn được cá gì và tránh cá gì dưới đây.

Hàm lượng dinh dưỡng trong cá và mối liên hệ với sức khỏe người bệnh gout

Cá là nguồn thực phẩm lành mạnh, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là thành phần vitamin D và protein. Một số loại cá cũng có chứa lượng axit omega-3 rất dồi dào có thể chăm sóc tốt cho sức khỏe não bộ. Đồng thời nguồn dinh dưỡng này cũng phát huy khả năng chống viêm cho những người bị bệnh gout hay các chứng viêm khớp.

Cùng với đó là một số loại cá có khả năng làm tăng nồng độ của axit uric trong máu cùng như khiến các cơn viêm gout cấp xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, người bệnh cần chú ý khi lựa chọn sử dụng các loại cá. Đồng thời, với những người đang có hàm lượng axit uric trong máu cao hoặc đang bị tăng axit uric cũng cần hết sức chú ý.

Cá và mối liên hệ mật thiết với bệnh gout
Cá và mối liên hệ mật thiết với bệnh gout

Cá đồng được liệt kê vào nhóm cá có hàm lượng purin trung bình, cá biển có lượng purin cao hơn. Purin là một loại chất hóa học hữu cơ được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và trong cả cơ thể của con người. Ở trạng thái bình thường, chúng ta cần được cung cấp một lượng nhỏ purin để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nhưng đối với bệnh nhân bị gout, khi dung nạp quá nhiều purin trong cá vào cơ thể sẽ làm lượng axit uric tiếp tục dư thừa và tích tụ. Người bệnh có những triệu chứng đau nhức nặng hơn, làm cản trở tới khả năng lao động và đi lại.

Bệnh nhân gout khi sử dụng cá cần chọn lựa những loại cá phù hợp, sử dụng lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại cá người bệnh cần ghi nhớ trong quá trình xây dựng thực đơn hàng ngày.

Người mắc bệnh gout ăn được cá gì?

Đa số người mắc bệnh gout có thể sử dụng các loại cá để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là chất béo omega-3. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần chú ý tới hàm lượng purin và lượng thủy ngân có trong cá để tránh làm bệnh chuyển biến tiêu cực.

Bệnh gout ăn được cá gì?

Cụ thể, những loại cá bạn dùng trong thực đơn nên có hàm lượng purin ở mức dưới 100mg/100g cá. Những loại cá có lượng purin thấp nhất là cá sông, cá đồng.

Cụ thể, các loại cá có purin thấp và cũng rất quen thuộc với người Việt Nam đó là: Cá rô, cá quả, cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá chình Nhật Bản.

Chúng ta có thể chế biến cá với nhiều công thức khác nhau để thay đổi khẩu vị, làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Bạn có thể hấp, nướng, quay hoặc chiên, nấu canh. Nhưng cũng cần chú ý sử dụng cá với lượng vừa phải, nguồn cá sạch để không bị nhiễm các kim loại nặng.

Các loại cá có hàm lượng purin thấp
Các loại cá có hàm lượng purin thấp

Những loại cá cần ăn ở mức vừa phải

Với những loại cá có hàm lượng purin ở mức trung bình, khoảng từ trên 100mg/100g cá, khi sử dụng thường xuyên có thể làm các cơn đau của người bệnh nặng hơn. Tuy vậy, dựa theo các đánh giá đưa ra, người bệnh vẫn có thể tiêu thụ những loại cá này với tần suất thấp khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần.

Những loại cá đó bao gồm: Cá chim nước ngọt, cá chép, cá bơn, cá vượt Nhật bản. Với những loại cá này, người bệnh vẫn có thể đa dạng trong cách chế biến để món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Bệnh gout ăn được cá gì? Những loại cá bệnh nhân gout cần gạt bỏ khỏi thực đơn

Bệnh gút kiêng ăn cá gì? Với nhóm cá có hàm lượng purin cao, người bị bệnh tuyệt đối tránh sử dụng. Những loại cá này có nồng độ purin nằm trong khoảng trên 400mg/100g cá. Đó là các loại cá tuyết, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá hồi,…

Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, cá cơm là loại cá có lượng purin ở ngưỡng cao nhất. Tuy vậy, hàm lượng vẫn có sự khác biệt giữa từng loại cá cơm. Ngoài ra, những loại cá biển còn lại cũng có lượng purin cao, có thể làm người bệnh tăng nồng độ axit uric ở trong máu. Vì vậy, bệnh nhân dù yêu thích nhưng vẫn cần phải tránh sử dụng.

Ngoài ra, lượng purin của cá cũng có sự thay đổi khác biệt tùy thuộc theo thời gian bảo quản, cách chế biến các loại cá.

Cá cơm có hàm lựng purin cao nhất và cần tránh sử dụng
Cá cơm có hàm lựng purin cao nhất và cần tránh sử dụng

Chia sẻ một số mẹo chế biến cá cho bệnh nhân

Có nhiều người không biết rằng, các cách chế biến đồ ăn khác nhau cũng có ảnh hưởng tới lượng purin ở trong cơ thể. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra rằng, với những món ăn như sushi, sashimi hoặc cá sống khi ăn sẽ làm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao hơn. Vì vậy, khi chế biến cá đúng cách, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ tăng nồng độ uric và phòng ngừa các triệu chứng của bệnh.

Với cách nấu canh hoặc hấp, luộc có thể làm giảm nồng độ purin ở trong cá. Trong khi đó, các cách nấu như chiên rán với lượng dầu thực vật có chứa nhiều chất chống oxy hóa cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến.

Khối lượng tiêu thụ cá thích hợp

Với một số nhóm cá có omega-3 tăng cường khả năng chống viêm, có lợi với bệnh nhân khi chữa bệnh lý gout hay viêm khớp. Nhưng những nhóm cá này cần sử dụng đúng với liều lượng theo như khuyến nghị của các chuyên gia y tế để không làm ảnh hưởng tới bệnh.

Cụ thể, khối lượng cá người bệnh nên sử dụng đó là:

  • Với nhóm cá có hàm lượng purin ở mức thấp, dùng cá tối đa 58g đã nấu chín mỗi ngày và chỉ sử dụng 2 hoặc 3 lần trong một tuần.
  • Với nhóm cá có hàm lượng purin ở mức độ vừa phải, lượng cá tiêu thụ hàng tuần cần ít hơn 220g. Trong khi đó, phụ nữ bị gout đồng thời đang mang thai, hoặc đang cho con bú có thể sử dụng khoảng 340g cá mỗi tuần để bổ sung chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Những lưu ý quan trọng khi bệnh nhân gout ăn cá

Người bị gout nên ăn cá gì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên. Tuy nhiên, để đạt được các hiệu quả cao nhất và tránh các tác hại khi ăn cá, người bệnh cần chú ý tới một số điều sau đây:

  • Người bệnh sử dụng với khối lượng theo đúng khuyến nghị của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Cần đặc biệt chú ý khi sử dụng nhóm cá thuộc hàm lượng purin ở mức trung bình.
  • Cá cần được nấu chín trước khi sử dụng. Người bệnh không ăn cá sống, không sử dụng các món gỏi cá, sushi hay sashimi.
  • Trong một tuần, người bệnh chỉ nên sử dụng cá 2 đến 3 lần để ngăn ngừa tình trạng purin trong cơ thể bị tăng cao.
Một số lưu ý khi bệnh nhân ăn cá
Một số lưu ý khi bệnh nhân ăn cá
  • Nếu bạn sử dụng trong bữa ăn chính, hãy hạn chế việc sử dụng nhiều thịt. Cùng với đó là tăng cường các loại rau củ quả, sử dụng thảo mộc làm gia vị thay cho các gia vị hỗn hợp có chứa lượng natri cao.
  • Một điều rất quan trọng bệnh nhân cần ghi nhớ đó chính là trong chế độ ăn của bạn cần hạn chế lượng chất béo càng ít càng tốt. Chất béo dư thừa trong cơ thể cũng là yếu tố kích thích thận giữ lại các axit uric, dẫn tới các cơn đau do viêm gout cấp gây ra. Vì vậy, bạn nên hạn chế chiên rán cá ngập dầu mỡ, hãy sử dụng thường xuyên hơn các phương pháp luộc, hấp hoặc nướng.
  • Cá cần được sử dụng cẩn thận để không làm gia tăng lượng axit uric trong máu. Nhưng không vì vậy người bệnh loại bỏ hoàn toàn các loại cá ra khỏi thực đơn sử dụng mỗi ngày. Bạn hãy chọn lựa loại có cá lượng purin thấp hoặc trung bình để không làm bệnh bị ảnh hưởng.

Cách phòng ngừa bệnh gout thông qua thực phẩm

Bệnh gout gây ra các cơn đau nhức dữ dội và có thể bùng phát liên tục. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế các cơn tái phát gout thông qua việc sử dụng thực phẩm như sau:

  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho người bệnh gout như: Các loại rau xanh, trái cây tươi, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt hay sức và các sản phẩm từ sữa.
  • Không sử dụng các loại đồ uống có chứa thành phần đường fructose, nước ngọt hay nước trái cây đều có thể làm chậm quá trình thận bài tiết axit uric.
  • Người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý để có thể hạn chế tối đa nguy cơ gout chuyển biến nặng hơn.
  • Khi bị gout, bệnh nhân cũng không sử dụng các loại bia, rượu hay nước hoa quả lên men để ngăn ngừa uric trong máu tăng cao.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý và tránh lao động nặng nhọc cũng là cách cải thiện sức khỏe xương khớp rất tốt.

Bệnh gout ăn được cá gì và không nên ăn cá gì đều đã được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết này. Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp chính là cách hữu hiệu để chúng ta có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa các đợt viêm gout cấp cũng như nâng cao sức khỏe toàn diện. Hy vọng rằng, qua đây bệnh nhân bị gout sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm ăn uống. Chúc các bạn sớm khỏe!

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan