Bệnh động mạch di dưới mạn tính hay động mạch chi dưới mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra và thường có tiến triển chậm, kéo dài suốt cuộc đời người bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh lý này.

Bệnh động mạch di dưới mạn tính là gì?

benh-dong-mach-di-duoi-man-tinh
Động mạch chi dưới mạn tính là tình trạng động mạch bị hẹp, gây cản trở trong quá trình lưu thông máu

Động mạch chi dưới mạn tính hay thiếu máu chi dưới mạn tính là tình trạng động mạch chủ cũng như động mạch chi dưới bị hẹp, gây cản trở trong quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể ở phía hạ lưu. Điều này gây ra tình trạng chuyển hóa yếm khí, sản sinh acid lactic và gây đau nhức, khó chịu khi gắng sức. Về sau, tình trạng này còn gây đau nhức khi nghỉ ngơi và kèm những triệu chứng như loạn dưỡng, hoại tử,...

Triệu chứng bệnh

Người bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính sẽ gặp phải một trong số những triệu chứng sau đây.

Đau cách hồi chi dưới

Đây là cảm giác đau co rút cơ, xuất hiện nhiều khi người bệnh gắng sức hoặc khi đi được một quãng đường nhất định, giảm và hết khi dừng lại. Tình trạng có thể tái phát khi lặp lại khoảng cách đi vừa rồi.

Vị trí đau nhức cũng giúp xác định được vị trí động mạch bị tổn thương:

  • Đau vùng mông, đùi: Tổn thương động mạch chậu.
  • Đau ở bắp chân: Người bệnh bị tổn thương động mạch đùi, khoeo.
  • Đau bàn chân: Tổn thương ở cẳng chân.

benh-dong-mach-di-duoi-man-tinh
Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở bắp chân và bàn chân

Đau chi dưới khi nằm

Cơn đau thường xuất hiện về đêm khi người bệnh nằm ngủ. Người bệnh sẽ thấy đau rát và tê bì chân tay, chi có thể lạnh. Tình trạng có thể đỡ đôi chút nếu người bệnh để thõng chân hoặc đứng dậy.

Thiếu máu cấp chi dưới

Thiếu máu cấp chi dưới chủ yếu do huyết khối gây tắc đột ngột động mạch chi dưới. Người bệnh sẽ gặp phải biến chứng bong, lóc tách hay thuyên tắc của mảng xơ vữa. Ngoài ra tình trạng phình động mạch chủ cũng có thể gây ra thuyên tắc.

Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng loạn dưỡng, gây teo cơ, móng dày, rụng lông, hoại tử đầu chi, loét,....

Phân loại bệnh động mạch di dưới mạn tính

Dựa trên những triệu chứng lâm sàng, các chuyên gia chia bệnh động mạch chi dưới mạn tính thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Có dấu hiệu mất mạch của một hoặc một số mạch ở chi dưới nhưng chưa có dấu hiệu cơ năng rõ ràng.
  • Giai đoạn 2: Người bệnh đau cách hồi khi gắng sức. Khi đi khoảng 150m người bệnh có thể bị đau nhưng cũng nhiều trường hợp đi chưa được 150m cơn đau đã xuất hiện.
  • Giai đoạn 3: Tình trạng đau nhức xảy ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi và bệnh nhân phải ngồi thông chân.
  • Giai đoạn 4: Biểu hiện bởi những dấu hiệu rối loạn dinh dưỡng trên da, đầu chi có dấu hiệu hoại tử.

benh-dong-mach-di-duoi-man-tinh
Bệnh chia thành 4 giai đoạn dựa theo những triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn 3 và giai đoạn 4 gọi chung là giai đoạn thiếu máu trầm trọng với những dấu hiệu như:

  • Cơn đau liên tục xảy ra, thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau.
  • Bàn chân bị loét và có dấu hiệu hoại tử.

Người bệnh ở giai đoạn 3 và 4 có tiên lượng xấu, nhiều bệnh nhân phải cắt cụt chi và khoảng 20% bệnh nhân bị tử vong.

Phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch di dưỡi mạn tính

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện những phương pháp sau:

Trao đổi thông tin với người bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử bệnh của cá nhân cũng như những người thân (có ai bị bệnh thiếu máu, bệnh về tim). Sau đó sẽ đánh giá toàn trạng của bệnh nhân như:

  • Tìm các dấu hiệu gợi ý bệnh lý ác tính do thuốc lá như bệnh phổi, bệnh viêm họng, tiền liệt tuyến.
  • Tìm các vị trí xơ vữa động mạch khác bên cạnh động mạch chi dưới.

Khám lâm sàng

Các phương pháp khám lâm sàng gồm:

  • Sợ động mạch: Bắt động mạch chi dưới và so sánh 2 bên.
  • Nghe dọc đường đi động mạch: Các vị trí cần nghe gồm: Động mạch chủ bụng, động mạch đùi, hõm khoeo, động mạch trong ống Hunter. Tìm tiếng thổi ở vị trí động mạch cảnh và động mạch thận.
  • Khám trên da: Phát hiện dấu hiệu loạn dưỡng như: Da lạnh, xanh, loét chân với dấu hiệu loét nhỏ, ranh giới rõ trên vùng cấp máu, bị đau,...
  • Áp lực động mạch ở đầu chi: Bác sĩ đánh giá chỉ số áp lực tâm thu (ABI). Đây là chỉ số đánh giá tỷ lệ giữa huyết áp tâm thu đo được ở cổ chân và huyết áp tâm thu của cánh tay. Ngoài ra bác sĩ cũng dùng đầu dò Doppler đặt ở động mạch chày sau hoặc động mạch mu chân. Sau đó bơm căng huyết áp tới khi mất mạch rồi xả từ từ. Trị số huyết áp tâm thu được chính là chỉ số huyết áp tâm thu ở cổ chân.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Những xét nghiệm cận lâm sàng giúp đánh giá đường máu, thăm dò chức năng hô hấp với bệnh nhân hút thuốc lá và đánh giá bilan lipid máu.

benh-dong-mach-di-duoi-man-tinh
Những xét nghiệm cận lâm sàng giúp đánh giá đường máu, thăm dò chức năng hô hấ

Siêu âm Doppler

  • Đánh giá trên siêu âm 2D: Vị trí, hình thái của mảng xơ vữa, tình trạng vôi hóa, loét,... Đánh giá tình trạng hẹp, tắc toàn bộ lòng động mạch, phình động mạch, huyết khối trong lòng động mạch,...
  • Trên siêu âm Doppler: Phổ Doppler có tạng tăng tốc tâm thu tối đa, hình ảnh dòng rối ở vị trí hẹp giúp lượng hóa mức độ hẹp lòng động mạch.

Chụp cản quang động mạch di dưới

Kỹ thuật này được chỉ định bắt buộc khi phát hiện những tổn thương động mạch chậu hoặc động mạch đùi trên siêu âm Doppler.

Kết quả sau khi chụp phải xác định được:

  • Vị trí của động mạch bị thương (gần tầng chủ - chậu và xa tầng đùi - khoeo).
  • Mức độ lan rộng của những tổn thương trong các chi.
  • Sự phát triển của hệ tuần hoàn bàng hệ thay thế.
  • Đặc điểm của giường động mạch ở phía hạ lưu.

Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ cũng như động mạch chi dưới

Kỹ thuật này giúp tránh được những biến chứng liên quan đến quá trình chọc động mạch.

Chụp cộng hưởng từ

Kỹ thuật được chỉ định cho những bệnh nhân suy thận nặng vì không cần tiêm thuốc cản quang có iod.

Thăm dò khác

Gồm:

  • Kỹ thuật siêu âm Doppler hệ động mạch cảnh sống nền.
  • Chụp động mạch vành với những bệnh nhân nghi mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc những bệnh có liên quan.

Ai là đối tượng dễ mắc bệnh?

Dựa trên những yếu tố về dịch tễ học, các chuyên gia đã thống kê được những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh động mạch di dưới mạn tính gồm:

  • Người dưới 50 tuổi kèm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hoặc cao huyết áp. Bên cạnh đó, người dưới 50 tuổi hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tăng homocystein cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Người ở độ tuổi từ 50 - 69 và có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, hút thuốc lá.
  • Người trên 70 tuổi.
  • Người gặp những triệu chứng tại chi dưới có liên quan đến tình trạng gắng sức hoặc đau khi nghỉ ngơi.
  • Bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường tại động mạch nuôi chi dưới.
  • Người gặp những vấn đề về động mạch như xơ vữa động mạch vành, động mạch thận hoặc động mạch cảnh,...

Điều trị bệnh động mạch di dưới mạn tính

Các phương pháp điều trị bệnh cần dự phòng các biến cố tim mạch cũng như tai biến mạch máu do thuyên tắc. Bên cạnh đó, cũng cần làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng cơ năng giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa giúp kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây bệnh và giúp người bệnh thoải mái hơn. Người bệnh cần dùng thuốc và có chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý.

Kiểm soát yếu tố nguy cơ

  • Bỏ thuốc lá nếu người bệnh còn dùng.
  • Điều trị tăng huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Kiểm soát đường huyết và điều trị bệnh đái tháo đường (nếu có).
  • Điều trị tình trạng rối loạn lipid máu (nếu có).

benh-dong-mach-di-duoi-man-tinh
Bệnh nhân bệnh động mạch di dưới mãn tính nên bỏ thuốc lá

Dự phòng những biến chứng loét và tổn thương do chấn thương hay lạnh bằng cách sử dụng tất chân, tránh môi trường lạnh, không dùng thuốc gây co mạch, điều trị sớm những tổn thương để phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Chế độ tập luyện

Người bệnh được khuyến cáo đi bộ 2 - 3 km mỗi ngày, tối thiểu khoảng 30 phút để tăng hiệu quả hoạt động của cơ, tăng khả năng tạo thành các mạch máu bàng hệ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo chế độ tập luyện như sau:

  • Tần suất: 3 - 5 lần mỗi tuần (tập có giám sát).
  • Thời gian: 30 - 50 phút mỗi lần tập.
  • Kiểu tập: Chạy, đi bộ.
  • Thời gian kéo dài điều trị: Khoảng 6 tháng.
  • Kết quả: Cải thiện từ 100 - 150% khoảng cách đi bộ tối đa, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dùng thuốc điều trị

Các loại thuốc dùng điều trị bệnh động mạch di dưới mạn tính gồm:

  • Thuốc chống ngưng tiểu cầu: Gồm aspirin 76mg mỗi ngày hoặc plavix 75mg mỗi ngày.
  • Thuốc chống đông nhóm heparin: Dùng sau khi điều trị tái lưu thông mạch máu trong thời gian ngắn.
  • Thuốc cải thiện tuần hoàn động mạch: Gồm Naftidrofuril 300 - 400mg mỗi ngày, Pentoxyphillyn 400 - 1200 mg mỗi ngày, Cilostazol 200 - 300mg mỗi ngày.

Can thiệp động mạch qua da

Phương pháp này người bệnh sẽ thực hiện chụp động mạch cản quang và được nong vị trí động mạch bị hẹp bằng bóng, bác sĩ có thể kèm theo đặt stent hoặc không.

Kỹ thuật này được chỉ định với những người hẹp khít động mạch chậu, mạch đùi, mạch khoeo. Động mạch có đường kính càng lớn, vị trí bị hẹp lớn, càng khu trú thì kết quả can thiệp càng tốt.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa chủ yếu là phẫu thuật lấy bỏ mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Sau đó dùng miếng vá tĩnh mạch hoặc mạch nhân tạo để mở rộng lòng động mạch ở vị trí bóc bỏ mảng xơ vữa.

Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ dùng cầu nối bằng tĩnh mạch hiển hoặc đoạn mạch nhân tạo để thực hiện bắc cầu nối động mạch.

benh-dong-mach-di-duoi-man-tinh
Điều trị ngoại khoa chủ yếu là phẫu thuật lấy bỏ mảng xơ vữa trong lòng động mạch

Trường hợp cắt cụt chi chỉ được chỉ định trong bệnh lý động mạch chi dưới giai đoạn nặng có hoại tử hoặc kết quả phẫu thuật bị thất bại. .

Điều trị theo giai đoạn

Giai đoạn 1 theo Leriche:

  • Bỏ thuốc lá, điều trị THA, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
  • Chưa cần dùng thuốc giúp ngưng tập tiểu cầu.
  • Theo dõi 2 năm mỗi lần.

Giai đoạn 2 theo Leriche:

  • Điều trị như giai đoạn 1.
  • Dùng thuốc Aspirin, Plavix giúp chống ngưng tập tiểu cầu.
  • Tập luyện bằng đi bộ, bên cạnh đó điều trị bổ sung bằng thuốc.
  • Theo dõi 2 lần mỗi năm.
  • Nếu điều trị nội khoa 3 - 6 tháng không hiệu quả thì chỉ định chụp động mạch cản quang xét can thiệp hoặc phẫu thuật tái tưới máu.

Giai đoạn 3, 4:

  • Điều trị như giai đoạn 1, 2.
  • Bác sĩ chỉ định điều trị ngoại khoa sớm.
  • Có thể cắt cụt chi nếu điều trị nội khoa thất bại, không thể phẫu thuật hay tái tưới máu.

Lời khuyên từ chuyên gia khi bị bệnh động mạch di dưới mạn tính

Bệnh động mạch di dưới mạn tính khá nguy hiểm và có thể gây tử vong. Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chú ý những điểm sau:

  • Điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, khi điều trị nội khoa mang đến kết quả tốt thì cần tích cực điều trị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp,...
  • Kết hợp dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
  • Thay đổi lối sống, loại bỏ những yếu tố tăng nguy cơ như thuốc lá, rượu bia, thuốc lào,...
  • Chỉ nên ăn 3 bữa mỗi ngày, không ăn vặt và hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng để hạn chế tình trạng tăng huyết áp.

benh-dong-mach-di-duoi-man-tinh
Người bệnh nên hạn chế ăn đồ cay nóng

  • Bổ sung các món hấp, luộc, ăn nhiều rau xanh cũng như ngũ cốc, trái cây, chế phẩm từ sữa, dùng dầu thực vật.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng. Có thể đi bộ, đi xe đạp, dọn dẹp nhà, chăm sóc cây để đầu óc thư thái hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh động mạch di dưới mạn tính. Bệnh khá nghiêm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vậy nên người bệnh cần có lối sống khoa học, lành mạnh để phòng tránh bệnh và thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Câu hỏi thường gặp
Liệu trình nám tàn nhang Vương Phi là giải pháp được nghiên cứu và bào chế bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện). Vương Phi nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội giúp loại bỏ nám da tàn nhang toàn diện. Đặc biệt,...
Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì có điều trị được mụn bọc không? Chữa bao lâu thì khỏi là những vấn đề được khách hàng đặc biệt quan tâm khi tìm hiểu về bài thuốc. Đây là liệu trình xử lý mụn đang được áp dụng độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam và thu về được...

Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.

Da khô nên ưu tiên tẩy tế bào chết hóa học vì sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng và không hề gây khô da sau khi sử dụng. Hơn nữa, tẩy da chết hóa học còn hỗ trợ giữ ẩm cho da khô, làm se khít lỗ chân lông và làn da được săn chắc, mịn màng.

Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố.... Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường. Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố da, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn cụ thể như: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, bổ sung đủ nước cho cơ thể,...

Dưới đây là những bí quyết giúp cải thiện da khô hiệu quả:

  • Dưỡng ẩm sau khi tắm rửa để khóa ẩm và làm mềm da.
  • Thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô, chứa các thành phần dưỡng ẩm.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng mịn.
  • Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
  • Sử dụng xịt khoáng để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
  • Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ.
  • Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên từ các nguyên liệu như dầu dừa, mật ong, sữa chua, hoặc yến mạch.
  • Uống sữa tươi hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.

Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao, đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt mà còn gây ngứa da dữ dội. Tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.

Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp như: Chườm lạnh cho da, dùng dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, dùng thuốc Tây y,...

Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều bệnh viện, phòng khám, spa thăm khám và điều trị da nhiễm corticoid. Vậy nên điều trị da nhiễm corticoid ở đâu? Người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị như Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam,...

Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè - thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh. Do đó, để bảo vệ làn da, bạn cần thực hiện một số biện pháp như thoa kem chống nắng, che chắn da khi ra đường, bổ sung dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong và trang bị các kiến thức sơ cứu da khi bị bỏng nắng.


Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Bệnh Động Mạch Di Dưới Mạn Tính bằng YHCT