Chuột rút thường xảy ra đột ngột, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Do đó, bệnh chuột rút uống thuốc gì là vấn đề mà người bệnh cực kỳ quan tâm. Cùng tìm hiểu chi tiết những loại thuốc và lưu ý khi sử dụng qua bài viết này.

Bệnh chuột rút uống thuốc gì?

Hiện nay, có 3 cách chữa bệnh chuột rút phổ biến gồm Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Mỗi bài thuốc có ưu điểm cùng những hạn chế riêng. Người bệnh nên xem xét, tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài thuốc phù hợp nhất.

Thuốc Tây y điều trị bệnh chuột rút

Bệnh chuột rút uống thuốc gì? – Loại phổ biến nhất mà người bệnh sử dụng là thuốc Tây y. Nguyên nhân là do thuốc có những ưu điểm nổi bật như:

  • Hiệu quả nhanh chóng: Các loại thuốc Tây y có thể giảm triệu chứng đau nhức, tê bì do chuột rút một cách nhanh chóng sau khi uống.
  • Thuốc đã được Bộ Y tế kiểm định: Những loại thuốc Tây y bán trên thị trường hiện nay đều được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và kiểm định chặt chẽ. Thành phần thuốc, công dụng, tác dụng phụ đều phải nêu rõ trên bao bì.
  • Tiện lợi, dễ mua: Chỉ cần đơn thuốc từ bác sĩ, người bệnh có thể mua thuốc ở bất cứ cơ sở nào. Thuốc Tây gần như đều ở dạng viên nang, không cần qua chế biến mà có thể sử dụng luôn.
Bệnh chuột rút uống thuốc gì? - Thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng nhất để giảm triệu chứng
Bệnh chuột rút uống thuốc gì? – Thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng nhất để giảm triệu chứng

Tuy nhiên, thuốc Tây trị bệnh chuột rút có một số hạn chế sau:

  • Không điều trị tận gốc: Thuốc Tây y thường chỉ giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị triệt để bệnh chuột rút ban đêm.
  • Tác dụng phụ: Thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khi uống trong thời gian dài. Người bệnh nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ để nắm rõ các dấu hiệu bất thường và có cách xử lý khi gặp phải.
  • Kháng thuốc: Đây là đặc điểm cực kỳ bất lợi của thuốc Tây y. Người bệnh khi bị kháng thuốc chữa chuột rút sẽ cực kỳ khó điều trị sau này.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng chuột rút mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh cần thực hiện đúng loại thuốc, liều lượng cũng như thời gian uống. Điều này giúp việc điều trị đạt hiệu quả tối đa và mức độ an toàn cao.

Trả lời câu hỏi bệnh chuột rút uống thuốc gì, có thể kể ra một số tên thuốc thông dụng:

  • Thuốc chữa bệnh chuột rút Quinine: Đây là viên uống có tác dụng giảm chuột rút, nhất là vùng bắp chân vào ban đêm nhờ quinin sulfat.
  • Thuốc làm bền, giãn mạch: Phổ biến như cyclo-3 fort, benzequerein.Thuốc giúp máu lưu thông để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ và hệ thần kinh.
  • Thuốc giãn cơ Orphenadrine: Có tác dụng ngăn chặn xung thần kinh truyền đến não bộ. Do đó, thuốc giúp giảm đau, tê bì do chuột rút. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện nên người bệnh không tự ý sử dụng.
  • Thuốc giãn cơ Carisoprodol: Người bệnh uống thuốc, kết hợp vật lý trị liệu và nghỉ ngơi để giảm đau cơ. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra đau đầu, chóng mặt, mất ngủ. Do đó, người bệnh cần chú ý khi uống, thực hiện đúng chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc giãn cơ Tizanidine: Thuốc thường được sử dụng để chữa bệnh chuột rút khá hiệu quả nhưng có thể khiến người bệnh hạ huyết áp, khô miệng, chóng mặt…
  • Thuốc chống co giật Gabapentin: Đây là thuốc có thể làm giảm nhanh triệu chứng bệnh chuột rút ban đêm. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý các tác dụng phụ có thể xảy ra như khó thở, sưng mặt, phát ban
  • Bổ sung canxi và magie: Thiếu canxi, magie là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Người bệnh, nhất là phụ nữ đang mang thai cần phải bổ sung. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung magie trước sau đó mới bổ sung canxi.
  • Viên uống chứa vitamin B1, B6: Có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho hệ cơ, hệ thần kinh và tuần hoàn máu.
Người bệnh có thể chỉ cần dùng viên uống canxi nano, vitamin B… để chữa chuột rút
Người bệnh có thể chỉ cần dùng viên uống canxi nano, vitamin B… để chữa chuột rút

Thuốc chữa chuột rút theo Đông y

Theo quan niệm Y học cổ truyền, chuột rút thuộc “Tý Chứng” – thoái trửu cân (bắp chân co rút), cước chuyển cân. Trong đó, Tỳ chủ cơ nhục và hoạt động của tứ chi do thận chủ cốt. Khi tạng phủ suy yếu khiến khí huyết bất túc gây ra vấn đề của cơ nhục, cân cốt.

Lúc này, người bệnh gặp hàn tà thấp tà xâm nhập hoặc bị kích thích bởi các yếu tố khác khiến cho trở trệ kinh lạc, kinh mạch khí huyết ứ trệ. Từ những yếu tố này dẫn đến chứng chuột rút. Bài thuốc Đông y có công dụng điều trị triệu chứng chuột rút. Ngoài ra còn bồi bổ phủ tạng, tăng cường sức khỏe.

Đây cũng chính là lý do mà nhiều chuyên gia cũng như người bệnh đánh giá rất cao thuốc Đông y:

  • Không chỉ có thể giảm đau, tê bì mà còn tăng cường sức khỏe.
  • Mức độ an toàn rất cao, lành tính, bất cứ ai cũng có thể uống thuốc được.
Những thảo dược Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng bù lại mức độ an toàn cao
Những thảo dược Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng bù lại mức độ an toàn cao

Tuy nhiên, bài thuốc vẫn còn hạn chế riêng. Người bệnh cần thực hiện trong thời gian lâu hơn uống thuốc Tây y. Bên cạnh đó, vấn nạn thuốc giả, kém chất lượng vẫn còn tồn tại khá nhiều. Người bệnh nên lựa chọn địa điểm uy tín để chữa chuột rút.

Cũng như bài thuốc Tây y, người bệnh cần thăm khám trước. Lương y sẽ xác định được nguyên nhân, mức độ chuột rút và cơ địa. Sau đó mới gia giảm thảo dược phù hợp với từng người. Bệnh chuột rút uống thuốc gì? Điển hình một số bài thuốc Đông y như:

  • Bài thuốc Thư cân hoạt huyết: Lương y gia giảm 12 vị thuốc gồm phòng phong, đương quy, tục đoạn, kinh giới, độc hoạt, thanh bì, ngũ gia bì, đỗ trọng, hồng hoa, chỉ xác, ngưu tất từ 6 – 12g. Người bệnh sắc uống mỗi đợt 5 ngày.
  • Bài thuốc Dưỡng vị thang gia giảm: Dùng hoài sơn, biển đậu (mỗi loại 20g), đẳng sâm, sinh địa (mỗi loại 16g), ngưu tất, mạch môn, tang bì, bạch truật, bạch thược, sa sâm, bá tử nhân (mỗi loại 12g), đào nhân, bạch linh,  hồng hoa (mỗi loại 10g), chỉ thực (8g), cam thảo (6g) sắc thành thuốc uống.
  • Bài thuốc Thược dược cam thảo thang: Người bệnh dùng 2 thảo dược là thược dược (12g) và cam thảo (8g) sắc thành thuốc uống trước bữa sáng và tối 1 tiếng.

Mẹo dân gian điều trị chuột rút

Những mẹo dân gian điều trị chuột rút do ông cha ta để lại có ưu điểm là đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp mà hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, hầu hết các mẹo dân gian hiện nay chưa được khoa học kiểm chứng. Chúng thường chỉ sử dụng để hỗ trợ phương pháp điều trị chuột rút chính. Do đó, người bệnh cần xin chỉ dẫn từ bác sĩ.

Một số bài thuốc dân gian điều trị chuột rút phổ biến là:

  • Bài thuốc uống: Dùng cây húng tây hoặc quả, hạt cây thì là sắc thành thuốc uống 4 lý nhỏ/ngày.
  • Bài thuốc xoa bóp: Người bệnh dùng dầu oliu massage vùng cơ bắp bị chuột rút.
  • Bài thuốc đắp: Ngâm bông gòn trong giấm táo rồi đặt lên vùng bị chuột rút để giảm khó chịu.
Nguyên liệu dễ kiếm là ưu điểm nổi bật nhất của những bài thuốc dân gian
Nguyên liệu dễ kiếm là ưu điểm nổi bật nhất của những bài thuốc dân gian

Những lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh chuột rút

Hay bị chuột rút uống thuốc gì tốt nhất là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm. Để đạt hiệu quả tối đa trong quá trình điều trị chứng chuột rút cũng như đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi thực hiện bất cứ bài thuốc nào người bệnh cũng cần thăm khám, có được đơn thuốc từ bác sĩ.
  • Lựa chọn cơ sở y tế và nơi bán thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng.
  • Trong quá trình dùng thuốc, người bị chuột rút cần theo dõi sát sao tiến triển bệnh, sức khỏe bản thân. Nếu có bất cứ bất thường gì, người bệnh cần ngừng thuốc và tìm gặp bác sĩ điều trị chính ngay.
  • Tái khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra tình trạng chuột rút cũng như có những điều chỉnh phù hợp.
  • Người bệnh có thể kết hợp massage hàng ngày, tắm bằng nước ấm, thực hiện các bài tập kéo dãn. Việc này để hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe.
  • Uống đủ nước, chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhất là canxi, magie, kali, vitamin,…
  • Tránh ăn đồ nhiều mỡ, cay, đồ uống có cồn, cafein,…

Trên đây là thông tin chi tiết về vấn đề “bệnh chuột rút uống thuốc gì”. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả cao, an toàn nhất. Đồng thời, mỗi người cần tự giác thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu ảnh hưởng đến cơ bắp, có chế độ dinh dưỡng khoa học.

Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan