Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

mất ngủ đêm, ngủ hay thức giấc, giật mình giữa đêm khiến cơ thể và tinh thần đều bị ảnh hưởng. Bé khó ngủ đêm phải làm sao là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ. Hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các mẹ có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.

Thủ phạm khiến trẻ khó ngủ đêm

Hiện tượng khó ngủ ban đêm ở trẻ nhỏ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tùy từng độ tuổi, giai đoạn phát triển và môi trường sống. Mẹ hãy cùng tìm hiểu các thủ phạm cơ bản khiến bé trằn trọc, hay thức giấc để từ đó giải đáp được thắc mắc bé khó ngủ đêm phải làm sao nhé!

  • Không xây dựng giờ đi ngủ

Trẻ sơ sinh thường có những giấc ngủ ngắn và không theo quy luật thời gian, có trẻ ngủ nhiều vào ban ngày, thức đêm. Do thiếu kiến thức chăm sóc con, nhiều mẹ bỉm vẫn duy trì thói quen này của trẻ, chỉ để con ngủ khi nào con muốn. Việc không rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ về lâu dài dễ khiến bé mất ngủ đêm. Đồng thời, việc cha mẹ thường xuyên thức khuya cũng khiến con học theo và dần dần hình thành thói quen ngủ muộn.

  • Cho bé bú giữa đêm

Nhiều mẹ có thói quen cho con bú vào ban đêm nhiều lần, thậm chí gọi con dậy để cho bú. Điều này sẽ hình thành phản xạ thức giấc giữa đêm của trẻ, kể cả khi đã cai sữa và không có nhu cầu ăn uống. Theo các chuyên gia nhi khoa, mẹ chỉ nên cho con bú đêm khi đói, hạn chế bú nhiều lần và để bé tự ngủ lại sau khi bú xong.

Các bậc phụ huynh thường lo lắng bé mất ngủ đêm phải làm sao mà không thật sự tìm hiểu nguyên nhân gây hiện tượng này. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng có thể là thủ phạm gây khó ngủ, gắt ngủ, thường xuyên thức giấc giữa đêm. Bởi canxi, vitamin D đều là những chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ ở những năm đầu đời. Thiếu hụt các dưỡng chất này không chỉ khiến bé bị còi xương, chậm lớn, mà còn ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, dẫn đến khó ngủ, giấc ngủ gián đoạn.

  • Kích thích thần kinh

Hệ thần kinh của trẻ nhỏ vốn rất yếu, chưa hoàn thiện nên dễ bị kích thích. Những tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài như: tiếng động, người lạ bế… đều khiến trẻ bị căng thẳng, giật mình. Từ đó gây ra hiện tượng quấy khóc ban đêm, ngủ không ngon giấc, rối loạn giấc ngủ.

Ngoài ra, việc thường xuyên bị dọa nạt, la mắng bé hay sử dụng đòn roi… cũng gây ảnh hưởng tâm lý, khiến trẻ sợ hãi, ngủ hay giật mình và thường thức giấc giữa đêm.

  • Yếu tố bệnh lý

Những bệnh về đường hô hấp (sổ mũi, cúm, ho…) sẽ khiến đường thở bị bít tắc, khó thở. Điều này làm cho bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều hơn về đêm, nhất là khi nằm xuống giường. Ngoài ra, trẻ cũng thường gắt ngủ, khó vào giấc hơn ở những giai đoạn mọc răng bởi cơ thể lúc này có nhiều thay đổi, bé chưa kịp thích ứng.

  • Điều kiện phòng ngủ

Trẻ nhỏ thường thiếu cảm giác an toàn và rất dễ kích động (bởi hệ thần kinh còn yếu). Do đó, việc thay đổi địa điểm ngủ, trang trí phòng hay ánh sáng quá mạnh đều khiến bé khó đi vào giấc ngủ.

Bé khó ngủ đêm nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tùy theo từng giai đoạn phát triển, lứa tuổi mà trẻ có nhu cầu ngủ khác nhau. Trẻ sơ sinh thường ngủ từ 18 – 20 giờ mỗi ngày và chỉ thức khi đói hay khó chịu. Trẻ dưới 1 tuổi có thời gian ngủ từ 14 – 18 giờ mỗi ngày. Càng lớn, nhu cầu ngủ của bé sẽ càng giảm dần, thời gian hoạt động trong ngày tăng lên.

Mất ngủ đêm khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn
Mất ngủ đêm khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Trung ương, rối loạn giấc ngủ của trẻ có nhiều biểu hiện như: giật mình, mất ngủ, mộng du, cử động tay chân có chu kì… Tình trạng này khiến nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng. Bởi một giấc ngủ ngon có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Mất ngủ đêm có thể gây các ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tâm lý của trẻ, như:

  • Cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt, quấy khóc
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, mất tập trung vào ban ngày nên hạn chế trong nhận thức
  • Mất cân bằng hormone gây rối loạn cân nặng, dễ dẫn tới béo phì
  • Suy giảm hệ miễn dịch, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác

Phần lớn trường hợp bé quấy khóc do yếu tố môi trường và tâm lý, mẹ cần điều chỉnh và thay đổi thói quen cho trẻ. Tuy nhiên, trường hợp bé khó ngủ đêm kéo dài gây suy giảm sức khỏe và cân nặng, hay mất ngủ đi kèm với biểu hiện sốt, co giật… mẹ nên đến bác sĩ để được tư vấn. Các xét nghiệm phổ biến được áp dụng là: xác định yếu tố vi lượng (kẽm, magie, canxi…), điện não đồ, siêu âm thóp… Từ các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có hướng điều chỉnh và khắc phục chứng mất ngủ đêm ở trẻ nhỏ hiệu quả.

Quấy khóc, khó ngủ kèm triệu chứng sốt cao có thể là dấu hiệu bệnh lý
Quấy khóc, khó ngủ kèm triệu chứng sốt cao có thể là dấu hiệu bệnh lý

Bé mất ngủ đêm phải làm sao để cải thiện?

Mất ngủ ở trẻ không quá nghiêm trọng nếu chỉ diễn ra trong 1 – 2 ngày, tuy nhiên, mẹ không nên để tình trạng này kéo dài. Để giúp con ngủ sâu giấc, giải đáp thắc mắc bé mất ngủ đêm phải làm sao, mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây:

  • Đừng để trẻ bị quá giấc

Mẹ nên cho con đi ngủ khi các dấu hiệu buồn ngủ xuất hiện như mắt lờ đờ, ngáp, dụi mắt liên tục, phản ứng chậm với mọi thứ… Quá cơn buồn ngủ trẻ sẽ khó ngủ hoặc chuyển sang trạng thái quấy khóc.

  • Định giờ đi ngủ cố định

Thiết lập một khung giờ đi ngủ và thức giấc cố định giúp trẻ hình thành thói quen. Thông thường, trẻ nhỏ nên đi ngủ đêm vào khoảng 8 – 9 giờ tối, để đảm bảo đủ thời gian và tránh thức dậy quá sớm hay quá muộn buổi sáng. Đến giờ đi ngủ, cha mẹ cần đảm bảo không gian yên tĩnh, không vui đùa hay trả lời các câu hỏi của con. Đồng thời, trẻ nên ngủ trưa khoảng 60 – 90 phút, tránh ngủ quá nhiều gây ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm.

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Mẹ cần đa dạng dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, omega-3, sắt, vitamin D… Các loại cá biển, đậu nành, chuối, cải bói xôi, sữa… không chỉ giúp trẻ tăng cường phát triển trí tuệ mà còn cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng giai đoạn, mẹ có thể đưa bé đi khám dinh dưỡng định kì và tư vấn ý kiến bác sĩ.

  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Không nên cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ, tránh đầy bụng, khó tiêu. Mẹ nên cho bé ăn tối trước khi đi ngủ từ 2 – 3 giờ. Nếu trẻ đói, mẹ có thể cho bú hoặc uống một lượng sữa vừa đủ trước khi đi ngủ 1 giờ.

  • Tạo tinh thần thoải mái, thư giãn trước khi đi ngủ

Không nên để trẻ vận động quá mạnh trước khi đi ngủ. Điều này có thể gây tâm lý kích động, khó ngủ, dễ giật mình hay thức giấc giữa đêm ở trẻ nhỏ.

Bé mất ngủ đêm phải làm sao?
Bé mất ngủ đêm phải làm sao?
  • Vệ sinh cơ thể trước khi đi ngủ

Trẻ nhỏ thường có nhiệt độ cơ thể cao nên rất dễ nóng và chảy mồ hôi, ảnh hưởng giấc ngủ. Vì vậy, trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút, mẹ có thể cho bé tắm nhanh hoặc lau lại người bằng nước ấm, thay quần áo để trẻ thoải mái, dễ ngủ hơn.

  • Đảm bảo điều kiện phòng ngủ

Phòng ngủ của bé cần được đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh. Đặc biệt, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào bé.

Nhìn chung, gắt ngủ, khó ngủ, ngủ hay giật mình… là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ thần kinh của bé còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài. Phần lớn các trường hợp, bé sẽ tự điều chỉnh được sau khi thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi kĩ các biểu hiện của bé để tìm hiểu đúng nguyên nhân và cách khắc phục, kịp thời tư vấn bác sĩ nếu cần. Mong rằng với những thông tin bổ ích từ bài viết trên đây, mẹ sẽ có câu trả lời cho thắc mắc bé khó ngủ đêm phải làm sao.

Xem thêm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan