Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mẩn đỏ ở mông ở bé có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vì vậy, dưới đây là một số thông tin hữu ích mà các bậc phụ huynh cần biết để theo dõi sức khỏe của con em mình.

Nguyên nhân gây ra mẩn đỏ ở trẻ em

Xác định được nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh các yếu tố vệ sinh, bé bị nổi mẩn đỏ ở mông thường do mắc những bệnh ngoài da sau:

Hăm tã

Mặc tã, bỉm không hợp cơ địa hoặc chất lượng không tốt trong thời gian dài khiến da bí bách, ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh từ đó gây ra hiện tượng hăm tã, viêm da. Hăm tã không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiễm khuẩn.

Rôm sảy

Nguyên nhân gây ra rôm sảy là do lỗ chân lông bít tắc bởi bụi và các tế bào chết gây ra hiện tượng ứ đọng mồ hôi. Bệnh đặc trưng với những nốt mụn đỏ hồng, nhỏ li ti trên bề mặt da, phổ biến ở vùng mông, ngực, mặt... Tình trạng này thường xuất hiện vào mùa hè nóng bức.

be-bi-noi-man-do-o-mong
Trẻ sơ sinh thường xuyên bị rôm sảy do thời tiết và thói quen đóng bỉm.

Mẩn đỏ trên da bé có thể tự lặn khi thời tiết mát mẻ. Có một số trường hợp trẻ không được chăm sóc đúng cách, rôm sảy trở nên nghiêm trọng khiến vùng da bị bệnh hình thành mụn mủ và nhọt.

Dị ứng nổi mề đay

Dị ứng nổi mề đay xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ phản ứng quá mẫn với các yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, thành phần thức ăn, sữa mẹ, sản phẩm tắm gội, bụi bẩn, thuốc… Ở mức độ nhẹ, bệnh chỉ gây nổi mẩn ngứa ngáy, khó chịu trong vài giờ tới vài ngày rồi tự khỏi.

Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển thành mãn tính, sẽ dai dẳng, tái phát nhiều lần, khó trị tận gốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sau này của trẻ. Trường hợp dị ứng nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng.

Nhiễm nấm

Nấm da thường xuất hiện ở các vùng da ẩm ướt, mỏng như mông, kẽ ngón tay, ngón chân. Biểu hiện nhiễm nấm có thể khác nhau ở từng bé, có thể gây nổi mẩn đỏ, khô da hoặc nổi bọng nước.

Nếu không được điều trị, nấm có thể lan sang các vùng da lành xung quanh, gây ngứa, rát kéo dài.

Phụ huynh nên làm gì khi bé bị nổi mẩn đỏ ở mông

Nổi mẩn ngứa ở mông khiến trẻ nhỏ khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn… nếu không được điều trị sớm, tình trạng tổn thương da sẽ trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là một số biện pháp xử lý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ, bạn đọc có thể tham khảo:

Đưa trẻ đi khám bác sĩ

Đến bệnh viện, bé sẽ được chỉ định làm những xét nghiệm kiểm tra, xác định nguyên nhân gây nổi mẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với trẻ.

be-bi-noi-man-do-o-mong
Các bác sĩ sẽ khám, xác định chính xác nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ ở mông

Lưu ý khi điều trị cho bé: 

  • Vì trẻ nhỏ có làn da mỏng manh, nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên việc sử dụng thuốc tân dược cần phải thận trọng.
  • Cha mẹ phải tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm, bớt liều lượng thuốc.
  • Trong quá trình dùng thuốc, cần theo dõi, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.

Vệ sinh cho bé sạch sẽ

Vùng mông thường tiếp xúc với phân và nước tiểu nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Vì vậy khu vực này cần được rửa sạch sẽ. Sau khi rửa xong, cần dùng khăn lau khô rồi mới đóng bỉm. Ngoài ra, bố mẹ cần lựa chọn loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hóa chất phù hợp với tình trạng da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

be-bi-noi-man-do-o-mong
Tắm rửa lau người sạch sẽ cho trẻ để giúp mẩn ngứa nhanh hồi phục

Mặc quần áo, tã bỉm phù hợp

Bé bị nổi mẩn ngứa ở mông có thể là do mồ hôi tiết ra nhiều, lỗ chân lông bít tắc. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ cần cho bé mặc quần áo có chất vải cotton thấm hút mồ hôi. Chọn loại tã và bỉm có kích cỡ phù hợp, thấm hút tốt, không gây kích ứng.

Điều chỉnh trong chế độ ăn uống của mẹ và bé

Một chế độ ăn hợp lý không chỉ cung cấp năng lượng cho trẻ mà còn hỗ trợ nhiều trong việc điều trị bệnh.

Bố mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả vì loại thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, tiêu hóa cũng như là có thể làm mát, dịu da. Hạn chế cho trẻ nhỏ ăn hải sản, lạc… vì chúng dễ gây kích ứng da.

Với trẻ còn bú sữa, mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ.

Áp dụng các mẹo dân gian trong điều trị mẩn ngứa

Tắm lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cũng như giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy cho bé. Các mẹ thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lá trầu không rửa sạch đun với nước
  • Bước 2: Khi nước sôi thả phèn chua đã giã nát vào
  • Bước 3: Đun khoảng 10 phút rồi dùng lá trầu không đắp lên vùng mông bị mẩn đỏ

Tắm lá chè xanh: Y học hiện đại đã tìm ra trong lá trà xanh có các chất phenol, catechin giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho da. Dùng trà xanh để tắm có thể hạn chế được tình trạng mẩn đỏ, rôm sảy ở trẻ.

Các bước thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Lá trà xanh rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn
  • Bước 2: Vò nát lá trà cho vào nồi nước đun sôi và để nguội khoảng 5-10 phút
  • Bước 3: Pha nước trà đã đun với nước lạnh cho nhiệt độ phù hợp để tắm cho trẻ
  • Bước 4: Khi tắm các mẹ nên nhẹ nhàng massage vùng mông bị mẩn đỏ ngứa, tránh cào, gãi mạnh gây chảy máu

Tắm mướp đắng: Mướp đắng (khổ qua) là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông Y. Trong loại quả này có chứa kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng làm sạch, sát khuẩn trên da dịu nhẹ, phù hợp với trẻ nhỏ. Để tắm cho bé bằng khổ qua, chúng ta cần:

  • Bước 1: Dùng hai quả mướp đắng lọc bỏ hạt, rửa sạch, cắt nhỏ
  • Bước 2: Đun sôi khổ qua với nước trong khoảng 15 phút
  • Bước 3: Để nguội nước và pha thêm với nước lạnh để tắm cho trẻ

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết có thể giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở mông. Nếu bệnh của trẻ có tiến triển nặng, dai dẳng không khỏi, phụ huynh hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan