Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Có bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng khiến bạn lo lắng không biết mình bị bệnh gì liên quan đến con. Liệu nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chưa chào đời? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp xử lý an toàn, hiệu quả cho cả mẹ và bé.

Có bầu nổi mẩn đỏ ở bụng là gì?

Bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng là hiện tượng thường thấy ở nhiều chị em. Nhiều bác sĩ thường gọi tắt đây là tình trạng nổi mề đay ở phụ nữ có thai. Nó thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Có trường hợp mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng kèm theo hiện tượng ngứa. Nhưng cũng có trường hợp không ngứa chỉ nổi mẩn, kèm theo triệu chứng khác.

Bị nổi mẩn đỏ ở bụng khi mang thai ngứa hay không ngứa đều gây ra nhiều phiền toái cho chị em. Nó khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, bị mất thẩm mỹ. Nếu bị ngứa ngáy, kèm theo hiện tượng rạn nứt da, bong tróc, viêm thì mức độ lo lắng càng cao.

Nổi mẩn đỏ trong giai đoạn mang thai hình thành do những tác động từ môi trường bên ngoài hoặc những thay đổi bên trong cơ thể hoặc mắc bệnh lý về da.

Nguyên nhân khi bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng

Có rất nhiều yếu tố nội và ngoại sinh làm cho nhiều mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng, cụ thể như:

  • Bị căng da: Hiện tượng này thường xảy ra khi thai kỳ phát triển trong 3 tháng cuối. Lúc này hình hài của bé đã dần hoàn thiện và phát triển nhanh chóng nên da bụng bị kéo căng nhanh. Các mô liên kết ở bụng vì thế mà bị tổn thương, viêm ở dưới. Do đó trên phần da bụng, chúng ta thường quan sát thấy các vết mẩn đỏ giống phát ban.
  • Bị kích thích: Tế bào thai nhi trong bụng có liên hệ chặt chẽ với cơ thể người mẹ. Trong quá trình tương tác và phát triển, nó có thể kích thích hệ thống miễn dịch của người mẹ. Phản ứng với tín hiệu từ tế bào thai nhi, da bụng của mẹ dễ bị nổi mẩn. Vết mẩn đỏ này còn có khả năng xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể bà bầu.
  • Thay đổi nội tiết: Thời kỳ mang thai là một trong những giai đoạn cơ thể mẹ bị thay đổi hormone nhiều. Đặc biệt là nồng độ Estrogen luôn có những biến đổi mạnh không ngừng. Đó chính là yếu tố tác động lên vùng da bụng, làm cho chị em bị nổi mẩn đỏ như bị mề đay. Nếu bị hiện tượng này do thay đổi hormone thì người mẹ thường không ngứa.
  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai phụ. Nếu trong khi mang thai, mẹ ăn nhiều đồ cay nóng hoặc những loại thức ăn dễ gây dị ứng như cua, ốc, các loại tôm hoặc dùng nhiều thịt bò… thì dễ bị nổi mẩn đỏ ở bụng.

bau-bi-noi-man-do-o-bung
Nổi mẩn đỏ ở bụng khi mang thai do nhiều yếu tố

  • Biến đổi thời tiết: Cơ thể bà bầu thường nhạy hơn với thời tiết so với người bình thường. Vào những thời điểm giao mùa, họ thường bị nổi mẩn ngứa ở bụng hoặc toàn thân.
  • Di truyền: Nếu bà, hoặc mẹ của bạn bị nổi mẩn đỏ ở bụng khi mang thai thì khả năng cao bạn cũng phải trải qua tình trạng như vậy.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, việc vệ sinh da, sử dụng quần áo hay gần gũi với chó mèo, đến nơi nhiều bụi bẩn… cũng dễ khiến mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng. Bởi vì đây là những nguồn mang chất dị nguyên đến cơ thể, làm da bị chàm, dị ứng...

Bị nổi mẩn đỏ ở bụng khi mang thai thường đi kèm triệu chứng gì?

Hiện tượng bị nổi mẩn đỏ có thể là bệnh hoặc không, tùy trường hợp. Nó thường đi kèm với một số triệu chứng để phân biệt như sau:

  • Một số chị em không thấy ngứa, chỉ bị nổi mẩn đỏ ở bụng.
  • Cũng có nhiều trường hợp mẹ thấy ngứa ngáy, thường dữ dội hơn về đêm. Mức độ ngứa, khó chịu phụ thuộc vào dạng xuất hiện của mụn trên bụng.
  • Các vết mẩn đỏ dạng đốm lác đác thường có kích thước li ti chỉ vài milimet mọc quanh ổ bụng.
  • Nếu nổi mẩn đỏ thành mảng thì kích thước mảng có thể lên đến 10 - 20 cm.
  • Vùng da đỏ dễ lan từ chỗ nay sang chỗ khác, đặc biệt là khi mẹ bầu gãi bụng.
  • Trên bề mặt vùng da có hiện tượng rạn, da bụng khô, dễ tạo vảy và bong.
  • Khi gãi ngứa, mẹ bầu có thể bị mắc thêm các bệnh viêm nhiễm ngoài da khác.
  • Vùng mẩn đỏ ở bụng có thể lâu sang nhiều bộ phận lân cận như ngực, lưng, tay… và nhiều nơi khác.
  • Trong một vài trường hợp, đi kèm với dấu hiệu nổi mẩn, phụ nữ mang thai còn thấy khó thở, sốt, đau toàn thân và da bị đổi màu.

Có thể thấy bầu bị nổi mẩn đỏ thường kèm theo nhiều triệu chứng. Chị em cần tìm hiểu thật kỹ tình trạng, phân biệt rõ các dấu hiệu để biết chính xác bệnh.

Có bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng nguy hiểm không?

Thông thường, bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa ở bụng thường rất sợ sẽ gây nguy hiểm cho con. Hãy đến gặp bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ ảnh hưởng, cùng hướng giải quyết an toàn. Không nên lo âu quá làm tâm lý, sức khỏe bị kém đi.

Bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Mẹ bầu nên cảnh giác với các tình trạng:

  • Nổi mẩn đỏ ở bụng khi mang thai do ứ mật gan.
  • Bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng như bọng nước dạng Pemphigus.

Những hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và em bé từ khi chưa chào đời.

bau-bi-noi-man-do-o-bung
Bị nổi mẩn đỏ ở bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

  • Tác động lên mẹ: Gây nhiễm trùng da bụng, khiến cho mắt bị sưng, thậm chí có thể gây sốc phản vệ, sảy thai hoặc đẻ non.
  • Biến đổi ở con: Những hiện tượng này tác động đến quá trình phát triển của bào thai. Đặc biệt, nó làm ảnh hưởng đến quá trình nhân bản ADN, khiến trẻ dễ bị dị tật bẩm sinh.

Có thể thấy đây là những biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến thai nhi và sức khỏe của trẻ sau khi chào đời. Cho nên, khi có bầu mà bị nổi mẩn đỏ ở bụng, mẹ cần nhanh chóng đi khám ở cơ sở y tế. Tuyệt đối không được chủ quan, chần chừ để những rủi ro có thể xảy đến.

Xử lý tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng khi mang thai thế nào tốt?

Từ các triệu chứng đi kèm với hiện tượng nổi mẩn đỏ ở bụng, bác sĩ sẽ hỏi thêm bạn một số vấn đề về chế độ ăn uống, sinh hoạt để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh. Từ đó, họ sẽ cùng bạn đưa ra những giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này.

Bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng khắc phục tại nhà

Có một số biện pháp đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm bớt mẩn đỏ ở bụng cho mẹ bầu. Có thể kể đến:

1. Chườm lạnh

Dùng đá lạnh chườm vào da bụng có thể làm tiêu các vết mẩn mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu cần:

  • Lấy một túi đá viên sạch, cho vào miếng vải mềm và bọc lại.
  • Từ từ chườm lên các vùng da nổi mẩn đỏ ở bụng.
  • Di chuyển qua lại trong khoảng 5 - 10 phút thì dừng lại, không làm quá lâu.
  • Cách chườm lạnh này nên tiến hành nhiều ngày liên tục khi trời nóng. Nếu bị nổi mẩn đỏ khi mang thai trong mùa đông lại, bạn hãy chọn cách khác.

2. Dùng kem dưỡng

Kem dưỡng ẩm cho da có thể dùng bất kỳ thời gian nào trong năm. Điều quan trọng là mẹ bầu cần chọn đúng loại kem an toàn, không chứa các thành phần kích ứng hoặc “gây nghiện” cho da như corticoid.

bau-bi-noi-man-do-o-bung
Bôi kem dưỡng giúp bà bầu bảo vệ da bụng

Trước khi bôi kem, bạn cần vệ sinh sạch làn da và lau hết nước. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp cải thiện độ ẩm, làm mềm, hết khô, rạn, nổi mẩn đỏ. Nếu bị ngứa dữ dội, mẹ bầu bôi kem cũng sẽ làm dịu nhanh triệu chứng.

3. Tắm yến mạch

Nếu bị mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da khi mang bầu như viêm da tiếp xúc, dị ứng, chàm da… gây nổi mẩn đỏ thì mẹ bầu nên tắm bột yến mạch. Trong dược liệu này có các hoạt chất chống viêm và làm ẩm da. Từ đó sẽ khắc phục mẩn ngứa và bảo vệ da làn da khỏe mạnh hơn.

4. Dùng tinh dầu

Một số tinh dầu của hoa cúc, bạc hà, hay cây đinh hương được cho là có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện làn da cho bà bầu.

Phụ nữ mang thai bị nổi mẩn đỏ và ngứa do nhiều vấn đề đều có thể dùng để giảm triệu chứng. Nó sẽ làm hết mẩn đỏ, giảm ngứa, cung cấp cho da độ ẩm cần thiết, tăng khả năng chống rạn, chống oxy hóa rất tốt.

  • Hàng ngày, khi đi tắm, chị em chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm.
  • Sau đó vệ sinh, massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng khoảng 5 - 10 phút.
  • Như vậy, bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu, giảm căng, ngứa và mẩn đỏ trên da.

Mặc dù có tác dụng làm thuyên giảm tình trạng nổi mẩn đỏ cùng các triệu chứng nhưng đây chỉ là những cách làm mang tính hỗ trợ. Nó không thể thay thế thuốc chữa trị và không làm hết căn nguyên bệnh.

Điều trị bằng thuốc Tây

Mang thai là giai đoạn phụ nữ nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc Tây để tránh ảnh hưởng cho con. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, chẳng hạn mẩn đỏ kéo dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bác sĩ buộc phải kê đơn thuốc cho mẹ bầu. Có một số loại được cho là an toàn cho mẹ và bé, chỉ định dùng cho bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng như sau:

  • Loratadin và các thuốc khác như Cetirizine, Fexofenadine cùng trong nhóm kháng Histamin. Đây là những sản phẩm không gây buồn ngủ và có thể dùng cho bà bầu vào ban ngày để trị mẩn.
  • Thuốc mỡ dưỡng ẩm, chống viêm, trừ sưng và mẩn đỏ ở bụng mẹ bầu. Mặc dù có thể dùng khi mang thai nhưng một số thuốc vẫn khiến da bị mỏng. Cho nên mẹ bầu chỉ nên sử dụng dưới 1 tuần. Đồng thời cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ về liều lượng, cách dùng...
  • Thuốc uống chứa steroid: Loại này có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi. Cho nên mẹ bầu chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt cần thiết.

bau-bi-noi-man-do-o-bung
Có bầu nổi mẩn ở bụng khi nào cần uống thuốc?

Nói chung, phụ nữ mang thai bị nổi mẩn đỏ ở bụng cần hết sức thận trọng với thuốc Tây. Nếu không thật sự cần thiết, hãy khắc phục triệu chứng tại nhà hoặc dùng thuốc thảo dược lành tính.

Một số bài thuốc Đông y hữu ích cho bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng

Y học cổ truyền cho biết mẹ bầu có thể trạng yếu hoặc bị suy nhược chính là căn nguyên gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ở bụng. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần bồi bổ vào trong để nâng sức đề kháng. Khi chức năng gan, thận được đảm bảo thì cơ thể sẽ chống lại được tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, hiện tượng nổi mẩn đỏ hay các dấu hiệu khác đều thuyên giảm.

Có một số bài thuốc kết hợp nhiều thảo dược tự nhiên, không để lại tác dụng phụ, chị em có thể tham khảo dùng khi mang bầu như sau:

Bài thuốc 1

Bạn kết hợp sử dụng các thuốc và liều lượng gồm:

  • Bạch chỉ 8g và quế chi cùng liều lượng.
  • Ké đầu ngựa, địa tô, hạt cườm thảo và lá đơn đỏ, mỗi loại dùng khoảng 16g.
  • Lại thêm phòng phong cùng các thảo dược quý như đan sâm và tô tử, mỗi loại 12g.
  • Sau khi có đủ các dược liệu như trên, bạn rửa sạch rồi đem sắc với 1,5 lít nước, cô đặc còn 3 bát con.
  • Sau các bữa ăn hàng ngày, bạn uống khi còn ấm để giảm mẩn đỏ ở bụng bầu.
  • Nên sắc uống mỗi ngày 1 thang, không để lưu trữ qua đêm làm biến đổi chất.

Bài thuốc 2

  • Với phương thuốc này, bạn chỉ cần dùng cỏ mần trầu, lá cây dâu tằm và hoa kim ngân mỗi loại 20g.
  • Thêm mẫu đơn trắng, sài hồ và trôm lay, hoàng cầm, mỗi loại cân đủ 12g.
  • Cuối cùng cho ké đầu ngựa, tầm gửi dâu và xương bồ, mỗi loại dùng 16g.
  • Cho tất cả vào nước sạch để rửa rồi thả vào ấm đất.
  • Thêm 6 bát con nước, đun cô đặc lại còn 3 bát để uống trong ngày.
  • Sau các bữa ăn khoảng 1 giờ, bạn đun ấm lên rồi rót uống 1 bát con.

Thực hiện đều đặn trong nhiều ngày để hết mẩn đỏ ở bụng bầu và các triệu chứng liên quan.

Lưu ý: Các thảo dược cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đun nấu. Nếu thấy có dấu hiệu ẩm mốc, có mùi hoặc màu lại, bạn không được sắc uống.

bau-bi-noi-man-do-o-bung
Một số vị thuốc Đông y dùng khi mang thai

Có bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng, rất nhiều chị em tin dùng các bài thuốc Đông y vì nó lành tính. Hơn nữa, so với những mẹo dân gian trị mẩn ngứa cho mẹ bầu thì thuốc Đông y là những công thức đã được kiểm chứng công dụng, gia giảm nhiều lần. Do đó nó thường cho hiệu quả tốt nhất, các mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng.

Cách phòng ngừa, hạn chế nổi mẩn đỏ ở bụng khi có thai

Nổi mẩn đỏ ở bụng khi mang thai là hiện tượng thường thấy ở nhiều người. Nhiều trường hợp, mẹ bầu không có cách thoát khỏi mà chỉ có thể hạn chế triệu chứng. Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị, mẹ bầu nên cố gắng phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mẩn đỏ ở bụng lây lan hoặc diễn biến phức tạp.

  • Thường xuyên giữ sạch làn da, nhất là da bụng. Tuy nhiên không nên vệ sinh bằng các loại xà phòng, hóa chất có mùi hương nặng.
  • Không đến những nơi có bụi bẩn, ẩm thấp hoặc có nhiệt độ quá cao. Cần vệ sinh nơi ở thường xuyên để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Mặc váy, áo quần thoáng mát, chất liệu vải thấm hút, tránh để da bụng bị cọ xát nhiều.
  • Khi đi ra ngoài nên dùng đồ bảo hộ như áo choàng, quần dài, đeo khẩu trang và đội mũ.
  • Ăn nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu và thai nhi như rau xanh và trái cây. Nên hạn chế sử dụng hải sản, trứng và các chế phẩm dễ gây kích ứng da.
  • Uống nhiều nước lọc hoặc nước ion kiềm, không uống rượu, nước ngọt có ga...

Kết luận

Rất nhiều mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó, không ít trường hợp làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Để phòng tránh hiện tượng mẩn đỏ bụng, tốt nhất, mẹ nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay


Top địa chỉ phòng khám Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan