Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Theo các chuyên gia sức khỏe, song song với việc sử dụng thuốc thì các bài tập chữa rối loạn tiền đình đóng vai trò quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị. Vậy bài tập nào tốt cho người bị bệnh tiền đình, cách tập ra sao? Câu trả lời sẽ được chuyên trang bật mí trong bài chia sẻ dưới đây.

Bài tập chữa tiền đình toàn thân giữ thăng bằng cho cơ thể

Đây là bài tập chữa rối loạn tiền đình có tác động tới toàn thân, đặc biệt thư giãn cho cổ, vai, rèn luyện mắt để giữ thăng bằng cho cơ thể. Từ đó người bệnh có thể đi lại vững vàng hơn, hạn chế các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

Trước khi áp dụng bài tập, người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo bạn đang luyện tập phù hợp. Ngoài ra cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân trong quá trình luyện tập.

Nguyên tắc tập:

  • Tập từ động tác dễ tới động tác khó, nâng cao dần dần.
  • Một bài tập lặp lại nhiều lần tới khi đủ mới chuyển sang bài kế tiếp
  • Trong quá trình luyện tập, bạn có thể cảm nhận được những cơn đau đầu xuất hiện, tuy nhiên hãy kiên trì.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể trong suốt thời gian tập để đánh giá những biểu hiện kịp thời.
  • Nên lựa chọn một môi trường tập luyện an toàn để hạn chế nguy cơ chấn thương.
Bài tập chữa rối loạn tiền đình giữ thăng bằng toàn thân
Bài tập chữa rối loạn tiền đình giữ thăng bằng toàn thân

Bây giờ hãy cùng khám phá bài tập chữa bệnh tiền đình dưới đây:

Tư thế ngồi

  • Hãy chuyển động từ từ đầu và mắt cùng một lúc
  • Khớp vai hơi nhún và từ từ xoay
  • Hơi cúi về phía trước sau đó thực hiện động tác nhặt một đồ vật bất kỳ khỏi mặt đất
  • Uốn người nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia sau đó nhặt đồ vật nào đó khỏi mặt đất.

Tư thế nằm ngửa

Luyện tập với chuyển động của mắt 

  • Từ từ di chuyển mắt sau đó tăng nhanh dần
  • Đảo mắt lên xuống liên tục sau đó đảo từ bên trái qua bên phải và ngược lại
  • Tập trung nhìn vào các ngón tay khoảng cách từ 20cm đến 1m. Bạn chú ý cần thực hiện động tác xen kẽ cho cả 2 tay.

Bài tập với những chuyển động của đầu 

  • Đầu từ từ di chuyển sau đó kết hợp với động tác nhắm mắt, mở mắt
  • Người hơi gập về phía trước và gập tiếp về phía sau
  • Tiếp tục nhẹ nhàng xoay người từ bên này sang bên kia

Tư thế đứng 

  • Kết hợp tiến hành chuyển động cả mắt, cả đầu và vai
  • Từ từ thay đổi tư thế ngồi sang đứng, song song với đó kết hợp mở – nhắm mắt. Chú ý bài tập này không dành cho người cao tuổi hoặc người bị tăng huyết áp.
  • Thực hiện ném bóng từ tay này sang tay kia, để ngang hoặc trên tầm mắt
  • Tiếp tục ném bóng từ bên này sang bên kia nhưng để bóng ngang dưới đầu gối.

Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình còn có thể thực hiện các động tác chuyển động, di chuyển trong phòng:

  • Đi ngang qua phòng sau đó mở – nhắm mắt
  • Đi lên đi xuống trong một mặt phẳng nghiêng
  • Bước lên cầu thang và tập nhắm – mở mặt
  • Các trò chơi liên quan đến kéo giãn, khom lưng như ném bi sắt hay bowling,…

Bài tập trị rối loạn tiền đình với mắt

Những người bị rối loạn tiền đình thường xuyên bị mất tập trung, hoa mắt, choáng váng, gặp khó khăn trong việc di chuyển có thể áp dụng bài tập với mắt này.

Tăng tập trung, giảm hoa mắt với bài tập mắt
Tăng tập trung, giảm hoa mắt với bài tập mắt

Cách tập chữa rối loạn tiền đình với mắt được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Mắt hướng thẳng về phía trước, chú ý tập trung nhìn thẳng ở một vật nằm ở ngang tầm nhìn với bạn.
  • Bước 2: Từ từ di chuyển đầu từ bên trái sang bên phải. Chú ý đầu di chuyển nhưng mắt vẫn hướng và vật thể được nhắm đến. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc hơi nhức đầu thì nên dừng lại.
  • Bước 3: Hãy cố gắng tiếp tục thực hiện động tác tối đa trong vòng 1 phút để não bộ có thời gian thích ứng.

Để đạt được hiệu quả bạn nên thực hiện mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp bài tập mắt với động tác gật đầu lên xuống.

Bài tập nằm nghiêng cải thiện chứng rối loạn tiền đình

Bài tập chữa rối loạn tiền đình tiếp theo mà chuyên trang muốn giới thiệu đó là bài tập nằm nghiêng 45 độ. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị chữa rối loạn tiền đình tại nhà mà không cần tới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Áp dụng bài tập nằm nghiêng
Áp dụng bài tập nằm nghiêng

Bài tập giúp lưu thông mạch máu não, giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi tư thế thẳng lưng
  • Bước 2: Quay đầu sang bên trái hoặc bên phải theo góc 45 độ
  • Bước 3: Từ từ nằm xuống đối diện với hướng quay đầu sao cho vị trí ở sau tai sẽ chạm được vào giường. Tức nếu bạn quay đầu sang phải thì bạn sẽ nằm sang bên trái và ngược lại.
  • Bước 4: Nằm yên ở tư thế này trong khoảng 30 – 45 giây, các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt sẽ biến mất.
  • Bước 5: Quay trở lại tư thế ngồi ban đầu sau đó lặp lại ở mỗi bên khoảng 6 lần.

Chú ý: Bài tập này đòi hỏi sự dẻo dai và bạn không được vội vàng mà tập quá nhanh. Nếu không bạn có thể gặp phải một số chấn thương không mong muốn.

5 bài tập Yoga chữa rối loạn tiền đình phổ biến

Yoga được đánh giá là phương pháp hỗ trợ rất tốt cho những người bị tiền đình rối loạn. Ngoài giảm triệu chứng đau đầu, choáng váng, ù tai, Yoga còn giúp tăng sức dẻo dai cho một cơ thể khỏe mạnh, chống chọi với bệnh tật. Một số bài tập Yoga cải thiện cho bệnh nhân bị tiền đình bao gồm:

Bài tập tư thế trái núi

Đây là bài tập đơn giản giúp cơ thể dễ dàng hơn trong việc giữ thăng bằng.

  • Bước 1: Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai sau đó từ từ hít thở sâu sao cho bụng dưới hóp lại.
  • Bước 2: Lồng ngực nâng cao sau đó rướn dài các đốt sống lên trên. Hai tay từ từ vườn lên qua khỏi đầu sao cho kẹp sát mang tai.
  • Bước 3: Chắp 2 bàn tay lại, thả lỏng khuyry tay. Giữ nguyên tư thế này khoảng 2 – 4 phút, hít vào thở ra đều đặn.
Bài tập Yoga chữa rối loạn tiền đình tăng dẻo dai, cải thiện triệu chứng
Bài tập Yoga chữa rối loạn tiền đình tăng dẻo dai, cải thiện triệu chứng

Bài tập đứng gập người về trước 

  • Bước 1: Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng hai tay, tay thả lỏng buông xuôi thân mình. Hít vào từ từ sao cho phình bụng lên rồi nâng hai tay qua khỏi đầu kéo sau đó duỗi các đốt sống lên cao.
  • Bước 2: Thở ra từ từ đồng thời người hơi gập về phía trước. Cúi người xuống sao cho hai tay chạm sàn và ôm lấy phần cổ chân. Đỉnh đầu hơi thả lỏng, giữ nguyên tư thế này khoảng từ 1 – 3 phút sau đó hít thở sâu.

Lưu ý: Trong thời gian tập có thể bạn sẽ thấy hơi choáng nhẹ. Lúc này hãy đặt 2 tay lên gối và từ từ nâng người dậy, chú ý không nâng đột ngột để giảm chấn thương.

Bài tập tư thế con cá 

Bài tập này cải thiện chức năng hô hấp, lúc này máu và oxy sẽ đưa lên não bộ nhanh hơn.

  • Bước 1: Bạn nằm ngửa, khép sát 2 chân, 2 tay buông thả lỏng theo người, lòng bàn tay úp xuống sàn.
  • Bước 2: Nghiêng sang bên phải rối lot tay trái dưới lưng, nếu nghiêng bên trái thì lót tay phải dưới lưng. Củi chro tay thẳng sau đó ấn sâu cùi chỏ ngay dưới sàn. Bạn chú ý cố gắng chuyển hết sức nặng vào cùi chỏ.
  • Bước 3: Hít sâu vào sau đó từ từ đẩy ngực lên, nâng đầu vai lên hẳn khỏi sàn, từ từ thở nhẹ ra rồi cúi đầu xuống thư giãn.

Tư thế Yoga cây cầu 

Những động tác này có tác dụng mở căng lồng ngực, ổn định tim mạch, tái tạo năng lượng cho cơ thể.

Chú ý tư thế cây cầu
Chú ý tư thế cây cầu
  • Bước 1: Bạn nằm ngửa trên thảm sau đó đầu gối gập cong sao cho lòng bàn chân có thể đặt trên sàn, ngón chân quay thẳng trước mặt.
  • Bước 2: Đặt cánh tay thẳng theo chiều dọc song song hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.
  • Bước 3: Hít vào nhẹ nhàng sau đó từ từ đẩy hông lên cao. Phần thân trước từ từ căng ra theo nhịp thở của mình. Để đạt hiệu quả bạn cần giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 – 12 phút.

Bài tập co gối chạm trán 

Bài tập này giúp cải thiện rối loạn tiền đình ốc tai, người bệnh nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng, tập trung làm việc.

  • Bước 1: Nằm ngửa trên mặt sàn sau đó co gối nâng 2 chân lên kết hợp hít sâu vào.
  • Bước 2: Thở ra từ từ, hai tay ôm vào gối sau đó ép bụng vào
  • Bước 3: Gối và ngón chân chụm sát vào với nhau, từ từ nâng cổ và nâng đầu lên, đặt cằm vào giữa 2 gối.

Bạn cần giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, chú ý cần hít thở thật sâu.

Các bài tập chữa rối loạn tiền đình khác

Tùy theo thể trạng, độ tuổi và sức khỏe của mỗi người mà bạn có thể linh hoạt áp dụng các bài tập chữa rối loạn tiền đình cho phù hợp. Một số bài tập khác bao gồm:

Giảm triệu chứng tiền đình với bài tập Romberg

Bài tập này sẽ cải thiện được sự tập trung nhìn ngắm đồ vật của những người bị rối loạn tiền đình ngoại biên. Các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn đứng gần sát vào bức tường sao cho hai chân chụm sát, hai tay buông lỏng theo thân người.
  • Bước 2: Từ từ nhắm 2 mắt và đứng trong khoảng 30 – 45 giây.

Bạn cũng có thể nâng độ khó để tăng hiệu quả cho bài tập bằng cách giữ nguyên các động tác cũ nhưng thay vì để thả lỏng thì hai tay đưa thẳng về phía trước song song với mặt đất.

Các bài tập lắc lư cải thiện chứng chóng mặt, hoa mắt

Bài tập lắc lư sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng hoa mắt, mất cân bằng.

Động tác lắc lư hai bên giảm triệu chứng rối loạn tiền đình
Động tác lắc lư hai bên giảm triệu chứng rối loạn tiền đình

Động tác lắc lư trước – sau 

  • Bước 1: Hai chân đứng thẳng, chân rộng bằng vai, tay buông thõng
  • Bước 2: Nhẹ nhàng hơi ngả người về đằng sau sau đó dồn trọng lực xuống ngón chân. Chú ý tuyệt đối không được giở ngón chân hay gót chân lên, không khom lưng.Giữ nguyên tư thế này một lúc rồi trở về tư thế chuẩn bị.

Lúc đầu bạn nên thực hiện từ từ sau đó biên độ và tốc độ di chuyển tăng lên, ban đầu thì mở mắt sau đó nhắm mắt nhịp nhàng.

Động tác lắc lư hai bên 

  • Bước 1: Hai chân rộng bằng vai, tay buông thõng
  • Bước 2: Cả thân hình, cả vai cùng di chuyển sang trái sao cho thân trụ trên chân trái rồi làm ngược lại.

Chú ý bạn tuyệt đối không được nhấc gót lên. Thực hiện như vậy 20 nhịp liên tục, làm từ chậm sau đó tăng nhịp độ lên.

Bài tập đi bộ chữa tiền đình 

Đi bộ được đánh giá là bài tập thể dục chữa rối loạn tiền đình đơn giản, ai cũng thực hiện được. Đi bộ không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, sức dẻo dai mà còn giúp người bị bệnh tiền đình giảm ù tai, đau đầu, chóng mặt, tăng khả năng phản xạ.

Bài tập chữa rối loạn tiền đình đơn giản bằng cách đi bộ
Bài tập chữa rối loạn tiền đình đơn giản bằng cách đi bộ

Đi bộ bình thường 

  • Bạn bước nhanh về phía trước khoảng 5 – 6 bước sau đó dừng đột ngột khoảng 10 giây rồi tiếp tục động tác này.
  • Bước nhanh lên trên khoảng 5 bước sau đó lùi nhanh về phía sau khoảng 5 bước rồi lại dừng nghỉ đột ngột rồi lại tiếp tục.

Đi bộ kết hợp cùng động tác khác 

  • Bạn vừa đi bộ, vừa thực hiện xoay đầu sang phải rồi sang bên trái
  • Vừa đi bộ vừa làm động tác nghiêng người từ bên phải sang bên trái
  • Vừa đi bộ vừa gật đầu lên, gật đầu xuống
  • Động tác đi bộ nối gót với mắt mở và mắt nhắm.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể thực hiện động tác giậm chân tại chỗ giống như đang hành quân để cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.

Một số lưu ý khi áp dụng các bài tập điều trị bệnh rối loạn tiền đình.

Để đạt được hiệu quả, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Những bài tập chữa rối loạn tiền đình chỉ mang lại hiệu quả khi người bệnh kiên trì luyện tập thường xuyên.
  • Việc luyện tập đòi hỏi sự cẩn thận, chậm rãi trong mỗi động tác. Khi tập nên để tâm thư thái, thoải mái.
  • Để đạt được hiệu quả điều trị cao, người bệnh có thể áp dụng các bài tập với các mẹo điều trị rối loạn tiền đình.
  • Mỗi ngày người bệnh cần dành ra ít nhất khoảng 30 phút để tập luyện, thời gian này bao gồm cả thời gian khởi động và thư giãn.
  • Trước khi tập 2 tiếng, không nên ăn, bạn có thể uống nước hoặc nước hoa quả.
  • Trước khi tập nên khởi động các cơ thật kỹ để hạn chế tổn thương
  • Nên lựa chọn môi trường an toàn, sạch sẽ, thoáng mát
  • Bà bầu bị rối loạn tiền đình không nên tự ý áp dụng các bài tập. Tốt nhất nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tập luyện chỉ là phương pháp giảm triệu chứng tạm thời. Để điều trị rối loạn tiền đình dứt điểm, người bệnh cần chủ động tới cơ sở y tế, tham vấn ý kiến bác sĩ để nhận được phác đồ trị liệu an toàn, đạt hiệu quả cao nhất.

BÀI VIẾT NÊN ĐỌC:


Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị xương khớp bằng YHCT


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan