Bách bộ là cây thảo dược quý được lưu truyền trong dân gian như một “Thần dược trị ho”. Loại dược liệu này rất lành tính, mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy vị thuốc bách bộ là gì? Công dụng và cách dùng củ bách bộ như thế nào?

Bách bộ là cây gì?

Bách bộ là loại thực vật thân leo, sống lâu năm, được miêu tả với những đặc điểm sau: 

  • Tên thường gọi: Bách bộ.
  • Tên gọi khác: Củ ba mươi, dây dẹt ác, củ rận trâu, sâm bách bộ, sâm đất.
  • Tên khoa học: Stemona Tuberosa. Thuộc họ nhà cây bách bộ.

Ngoài ra, trong cùng họ bách bộ còn có một số loại khác cũng được sử dụng làm dược liệu như:

  • Cây bách bộ lá nhỏ (còn gọi là Stemona pierrei Gagnep).
  • Cây bách bộ nam (Stemona cochinchinensis Gagnep).
  • Cây bách bộ đứng (tên khác là Stemona collinsae Craib).

Các bộ phận chính của cây gồm:

  • Thân cây dạng leo, nhẵn và mảnh, độ dài thân lên tới 8-10m.
  • Lá cây có hình trái tim, gân hơi tròn, dài khoảng 15cm, rộng 5 đến 7cm.
  • Hoa mọc thành cụm từ kẽ cuống lá, cuống hoa dài 2-4cm. Mỗi cây chỉ có 1-2 hoa, màu hơi vàng, mặt trong có đường màu đỏ, mùi thối. Mỗi bông hoa có 4 nhị dài 4-5 cm và chỉ nhị ngắn. Hoa bách bộ nở vào tháng 6 hàng năm.
  • Quả bách bộ là quả nang, bên trong chứa 4 hạt.
  • Rễ mọc thành chùm gồm 10-30 củ, nhiều có khi lên tới 100 củ, củ hình thoi, cong queo dài 5-25cm, đường kính 0,5-2cm, phần dưới phồng to đỉnh nhỏ dần. Vỏ ngoài củ bách bộ màu vàng trắng hoặc vàng xám, có rãnh dọc sâu. 

bach-bo
Hoa bách bộ có cuống dài, mọc từ kẽ lá

Cây phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi ở độ cao dưới 1.000m, vùng trung du, ven biển và cả đồng bằng. Thảo dược này xuất hiện ở nhiều nước như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào, Cambodia, Trung Quốc… Tại Việt Nam, cây rận trâu được tìm thấy ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình và Thanh Hóa...

Cách trồng, thu hoạch và bảo quản

Bách bộ ưa sống ở nơi khí hậu ôn hòa, sinh trưởng tốt ở các vùng đất có pha cát, nhiều mùn, nhiều ẩm. Có thể trồng cây này bằng cách gieo hạt hoặc dùng chồi gốc.

Cách trồng cây bách bộ

Người ta có thể trồng cây bằng cách gieo hạt hoặc nhân giống từ chồi. Cụ thể:

Trồng bằng cách gieo hạt

Với cách này, bạn có thể tiến hành bằng 2 cách như sau:

Gieo trong bầu:

  • Quả bách bộ chín đem phơi ở chỗ thoáng gió cho se lại.
  • Tách quả lấy hạt rồi phơi thật khô ráo.
  • Đến mùa xuân gieo hạt trong vườn ươm cho đến khi mọc cây con.
  • Bóc vỏ bầu rồi đặt thẳng đứng cây vào hốc đã đào sẵn.
  • Khi cây con được chừng 1 năm rồi đem đi trồng trong vườn.
  • Tưới nước cho đủ ẩm.

Gieo trực tiếp:

  • Hạt bách bộ giống chọn loại có chất lượng tốt.
  • Mỗi hốc đất gieo khoảng 4-5 hạt.
  • Khi hạt nảy mầm, mọc cây thì tỉa bớt, chỉ để lại một cây phát triển tốt nhất.

Dùng chồi gốc để trồng

Rễ sau khi lấy làm thuốc thì cắt đoạn gốc có chồi ở phần đầu củ, sau đó mang đi trồng. Cách làm này tuy không cho ra nhiều cây mới, tỷ lệ nhân giống thấp nhưng không phải trải qua giai đoạn ươm trong vườn.

Cách làm đất trồng và chăm sóc cây:

Đất trồng dược liệu bách bộ cần chọn vùng ven đồi, có thổ nhưỡng cao, thuận tiện cho việc chăm sóc. Cách làm đất và chăm sóc như sau:

  • Xới đất cho tơi nhỏ.
  • Đào hố sâu khoảng 10-15cm.
  • Bón phân lót trộn với đất.
  • Đặt vào mỗi hốc 1 cây con khỏe mạnh.
  • Vun đất vào gốc để cây không bị đổ.
  • Tưới nước và chăm sóc.
  • Khi bách bộ lên cao 20cm thì làm giàn cho cây leo.
  • Mỗi năm cần làm cỏ và bón phân chuồng ủ mục 3-4 lần để cây phát triển tốt.

Thu hoạch và bảo quản

Bà con thường thu hoạch củ bách bộ vào cuối thu đầu đông. Đây là thời điểm củ đã già và có giá trị dược tính cao nhất.

Củ bách bộ là một dược liệu quý trong Đông y, được ứng dụng nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có củ tươi để dùng nên dân gian đã tìm cách sơ chế và bảo quản đúng cách.

Cách thu hái và bào chế như sau:

  • Chọn thời điểm khô ráo để đào củ.
  • Rửa nhiều lần với nước để loại bỏ bụi đất.
  • Cắt bỏ 2 phần đầu.
  • Đem hấp chín hoặc ngâm trong nước sôi.
  • Vớt ra để ráo nước, bổ đôi nếu củ to.
  • Đem củ đi phơi nắng, sấy khô hoặc làm củ bách bộ ngâm rượu.

bach-bo
Rễ bách bộ khi mới thu hoạch

Hoặc bạn có thể sơ chế bằng cách dưới đây:

  • Rửa sạch phần củ.
  • Ủ cho mềm rồi rút bỏ phần lõi.
  • Thái thành lát mỏng phơi khô.
  • Dùng trực tiếp hoặc ướp thêm mật ong rồi sao vàng dùng chín.

Sau khi thu hoạch loại củ này rất dễ ẩm mốc, vì vậy mà phơi hoặc sấy khô là cách bảo quản tốt nhất. Bách bộ khô nên để trong túi kín, đặt ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. 

Bách bộ có công dụng gì?

Bách bộ từ lâu đã được ca ngợi là thần dược trong trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Vậy củ bách bộ chữa bệnh gì?

Theo các nghiên cứu khoa học, trong củ bách bộ có các thành phần chính gồm:

  • Glucid chiếm 2,3%.
  • Protit chiếm 9,25%.
  • Lipid chiếm 0,84%.
  • Alkaloid.
  • Nhiều loại acid hữu cơ khác…

Theo đó, hoạt chất có trong bách bộ được dùng để phòng và điều trị các bệnh sau:

  • Bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi: Bách bộ có tác dụng giống Aminophylline giúp giãn cơ, thông khí ở phế quản, phổi.
  • Trị ho: Stemonin trong củ sâm đất đóng vai trò làm giảm hưng phấn ở trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho, làm giảm ho.
  • Kháng khuẩn: Hoạt chất có trong thảo dược này giúp kháng lại một số loại khuẩn như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Hemolytic streptococcus. Do đó, hỗ trợ điều trị kiết lỵ và phó thương hàn.
  • Diệt ký sinh trùng : Củ ba mươi có tác dụng tiêu diệt ấu trùng ruồi, muỗi, chấy, rận, bọ chét…
  • Trị giun sán: Trong tài liệu y khoa có ghi lại phương pháp thí nghiệm chứng minh công dụng này bằng cách ngâm giun trong dung dịch stemonin 0,15% thì thấy sau 15 phút giun bị tê liệt. Tương tự, khi tiêm 3mg dung dịch trên vào con ếch có trọng lượng 25gr, ếch cũng bị tê liệt trong 12 giờ. 

Bài thuốc trị bệnh kết hợp với bách bộ

Kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu khoa học đều cho thấy tác dụng rất hữu ích của loại dược liệu này đối với sức khỏe của con người. Việc nắm rõ công dụng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng bách bộ dược liệu chính là chìa khóa trong trị bệnh hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh từ bách bộ

Trong Đông y, bách bộ có tính ấm, vị ngọt, đắng. Khi đi vào cơ thể thì quy kinh Phế. Do đó, vị thuốc bách bộ có công dụng bổ phổi, ôn phế, sát trùng và trị ho. 

Cùng tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ dược liệu này theo ngay sau đây:

Viêm phế quản, ho dai dẳng: 

Để trị ho lâu ngày, viêm phế quản bạn chỉ cần thực hiện mẹo rất đơn giản. Cụ thể:

  • 20gr củ bách bộ khô rửa sạch, để ráo.
  • Cho vào ấm cùng 100ml sắc đến khi còn lại khoảng ½.
  • Thêm mật ong.
  • Dùng mỗi ngày 3 lần.

Đây được coi là cách bào chế siro ho bách bộ rất đơn giản mà hiệu quả.

Siro bách bộ trị ho có đờm

bach-bo
Ho dai dẳng có thể điều trị bằng phương pháp Đông y

Siro bách bộ có công dụng trị ho có đờm rất hiệu quả. Nguyên liệu trong bài thuốc này gồm:

  • Bách bộ 19gr.
  • Tô diệp 12gr.
  • Thổ bối mẫu 19gr.
  • Sa sâm 9gr.
  • Dây tóc tiên 19gr.
  • Cát cánh 9gr.
  • Kinh giới 19gr.
  • Vỏ cam, quýt khô 9gr.
  • Tang bạch bì 19gr.
  • Cam thảo 6gr.
  • Sắn dây 12gr.

Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem sắc cùng nhau, đun cho tới khi cô đặc thành dạng dung dịch là có thể uống.

Liều dùng: 

  • Trẻ từ 1- 6 tuổi uống 2- 3 lần/ngày, mỗi lần 5ml.
  • Trẻ trên 6 tuổi, người lớn ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 5-10ml.

Ngoài siro ho, loại dược liệu này còn được chế biến thành kẹo ngậm ho bách bộ có tác dụng trị ho tức thời rất hiệu quả. Tuy nhiên đây là cách bào chế cần có sự hỗ trợ của thiết bị máy móc, khó có thể thực hiện tại nhà.

Trị  bệnh lao phổi:

Với bài thuốc này bạn cần chuẩn bị và thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • 20gr củ bách bộ.
  • 10gr mẫu đơn bì.
  • 10gr hạt đào.
  • 10gr hoàng cầm.
  • 1 lít nước sạch.

Thực hiện:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch.
  • Cho vào ấm dùng sắc thuốc.
  • Đổ nước, đậy kín.
  • Đun cho đến khi cô lại còn 60ml.

Liều dùng: chia 60ml thành 3 lần uống trong ngày. Dùng kiên trì trong 3 tháng để giảm tình trạng bệnh.

Chữa ho, viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính hoặc chứng ho dai dẳng có thể điều trị dứt điểm bằng cách áp dụng bài thuốc sau:

  • Lấy 20gr củ bách bộ khô rửa sạch.
  • Cho vào ấm, đổ 120ml.
  • Đun lấy nước uống hàng ngày.
  • Khi uống cho thêm mật ong để tăng hiệu quả trị bệnh.

Bách bộ trị ho gà

Bài thuốc trị ho gà trong Đông y có khá nhiều. Trong đó, một trong những bài thuốc rất hiệu nghiệm từ dược liệu này được bào chế theo công thức dưới đây:

Chuẩn bị:

  • 15gr củ bách bộ.
  • 15gr bạch tiền.
  • 5gr cam thảo.
  • 3 tép tỏi ta.

bach-bo
Dùng cao giúp trị ho là một trong những phương pháp đông y được nhiều người tin dùng

Thực hiện:

  • Các vị thuốc đem rửa sạch.
  • Cho vào ấm, thêm nước vừa đủ.
  • Đun cho tới khi còn lại khoảng 60ml.

Liều dùng: chia đều lượng thuốc sắc được thành 3 phần, uống 3 lần/ngày. Khi uống hãy làm ấm và cho thêm chút đường để dễ uống.

Trị ho do nhiễm lạnh

Khi bị ho do nhiễm lạnh bạn phối hợp các vị sau để trị dứt điểm tình trạng bệnh:

Chuẩn bị:

  • 20gr sâm bách bộ.
  • 5gr hạt hạnh nhân.
  • 29gr thảo ma hoàng.

Thực hiện:

  • Củ bách bộ đem sao lên.
  • Bóc vỏ hạnh nhân, ngâm nước sôi.
  • Tán nhuyễn các vị trên thành bột.
  • Vo viên có kích thước như hạt bồ kết.

Liều dùng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lấy 23 viên uống cùng nước ấm.

Cao bách bộ trị ho lâu ngày

Sử dụng cách trị ho này chính là đáp án cho thắc mắc cao bách bộ chữa bệnh gì. Cách làm cao cho người bị ho lâu ngày như sau:

  • Lấy 80gr bách bộ tươi.
  • Đem giã nát, vắt lấy nước.
  • Đổ nước vào nồi đun cho đến khi có độ quánh dẻo là được.
  • Mỗi lần lấy 1 thìa cà phê cao ngậm ho bách bộ uống cùng nước. Ngày dùng 3 lần.

Trị các triệu chứng phù, vàng da:

Đây là mẹo được áp dụng theo trình tự dưới đây:

  • Củ bách bộ tươi rửa sạch, giã nát.
  • Đắp lên rốn.
  • Lấy xôi giã mềm nhuyễn đắp lên trên miếng bách bộ vừa đặt ở rốn.
  • Lấy khăn bịt lại trong 12 ngày.
  • Khi thấy phần quanh rốn có mùi hôi men rượu sẽ thông tiểu, hết phù.

Trị giun kim hiệu quả

Khi bị giun kim hãy thực hiện các cách sau để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn:

bach-bo
Giun kim gây cảm giác khó chịu ở hậu môn

Cách 1:

  • 15gr bách bộ khô.
  • 15gr binh lang.
  • 15gr sử quân tử.
  • Đem tất cả tán thành bột mịn rồi trộn với vaselin.
  • Bôi quanh hậu môn.

Cách 2:

  • 20gr củ bách bộ.
  • 10gr vaseline.
  • 20gr cỏ ngọc.
  • Làm nhuyễn nguyên liệu trên, trộn thành cao bách bộ rồi bôi quanh hậu môn.

Cách 3:

  • Cho 40gr bách bộ vào nồi.
  • Đổ nước, đun đến khi còn 10-20ml.
  • Dùng xilanh lấy nước thụt vào hậu môn.
  • Thực hiện liên tục trong 23 đêm trước khi ngủ.

Loại bỏ giun đũa

Trị giun đũa bạn làm theo cách dưới đây:

  • Lấy 13gr củ rận trâu khô sắc với lượng nước vừa đủ.
  • Đun cạn đến khi chỉ còn khoảng 50ml thì tắt bếp.
  • Dùng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn 15-20 phút.
  • Kiên trì thực hiện trong 5 đến 10 ngày sẽ hết giun.

Lưu ý: Khi tẩy giun bạn cần thực hiện cách xa bữa ăn ít nhất 3 giờ. Thời điểm tẩy giun tốt nhất là sáng sớm hoặc tối trước khi ngủ.

Chữa côn trùng chui vào lỗ tai

Nếu không may bị côn trùng chui vào tai bạn áp dụng mẹo rất đơn giản dưới đây:

  • Chuẩn bị 3gr củ dẹt ác đem sao khô, nghiền mịn.
  • Trộn với 1 thìa nhỏ dầu mè.
  • Bôi hỗn hợp vào lỗ tai.
  • Sau vài phút côn trùng thấy khó chịu sẽ chui ra ngoài.

Diệt chấy rận, trị viêm da dị ứng, mề đay

Đối với bệnh viêm da dị ứng, mề đay hoặc chấy rận bạn có 3 cách để điều trị bằng vị thuốc này.

Cách thứ 1:

  • Ngâm 100gr bách bộ với 500ml cồn trong 2 ngày.
  • Dùng hỗn hợp thu được bôi vào vùng da bị bệnh, bị chấy rận.
  • Sau khi sử dụng 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách thứ 2:

  • Lấy 10gr bách bộ cắt thành lát mỏng.
  • Đắp lên vùng da bị dị ứng, mề đay, chấy rận.
  • Thực hiện ngày 1-2 lần trong 4-5 ngày.

Cách thứ 3:

  • 15gr dây dẹt ác.
  • 7gr hùng hoàng.
  • 15gr cây cù đèn.
  • Đem tất cả rửa sạch bụi, cho vào ấm sắc.
  • Dùng nước này rửa những vùng cần điều trị.

bach-bo
Mề đay, mẩn ngứa nên bôi thuốc trực tiếp vào vùng bị bệnh

Bài thuốc trị mũi đỏ 

Bị mũi đỏ có thể áp dụng mẹo sau:

  • Ngâm 50gr bách bộ vào 100ml cồn 95 độ.
  • Sau 10 ngày lấy ra dùng.
  • Bôi 3 lần/ngày, trong 1 tháng sẽ cho kết quả tốt.

Diệt ruồi, dòi, bọ gậy...

Cách làm rất đơn giản và hiệu quả, bạn chỉ cần:

  • Lấy phần củ giã nát, vắt lấy nước đem đun cô lại.
  • Đổ vào nơi có côn trùng, bọ gậy.

Củ bách bộ ngâm rượu trị ho, ghẻ lở

Ngoài những phương thuốc kể trên bạn có thể làm củ bách bộ ngâm rượu. Rượu ngâm này vừa có thể uống vừa giúp trị một số bệnh rất hữu hiệu.

Cách làm như sau:

Chuẩn bị:

  • 0,5kg bách bộ.
  • 3 lít rượu trắng 40 độ
  • Bình thủy tinh có dung tích đủ để chứa vừa các nguyên liệu.

Thực hiện:

  • Rửa sạch củ, bổ dọc, phơi cho khô.
  • Cho vào bình thủy tinh, đổ ngậm rượu, đậy kín
  • Ngâm trong 7-10 ngày.

Cách dùng: 

  • Rượu ngâm có thể uống trong để trị ho, viêm phổi, phế quản. Mỗi ngày uống 30ml cho đến khi các triệu chứng của bệnh giảm đi.
  • Thoa ngoài giúp trị ghẻ lở, dị ứng, mề đay. Bạn bôi 1 lượng vừa đủ rượu ngâm lên vùng da bị bệnh, sau 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bách bộ là dược liệu được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh hô hấp, đau nhức xương khớp, tiêu diệt côn trùng. Những phương pháp này rất dễ thực hiện tại nhà và đem lại hiệu quả cao.

Mua bách bộ ở đâu tốt, giá bao nhiêu?

Là một vị thuốc rất quý nhưng bách bộ dược liệu đang bị khai thác quá mức và bị pha trộn thành các sản phẩm kém chất lượng. Chính vì thế, việc tìm được địa chỉ bán củ bách bộ chất lượng, có giá thành phù hợp là mối băn khoăn của nhiều người.

bach-bo
Phơi khô là một trong những cách bảo quản dược liệu rất tốt

Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm là một đơn vị cung cấp dược liệu lớn và uy tín tại Việt Nam. Đây là địa chỉ được đánh giá là địa chỉ tin cậy có thể mua củ bách bộ. Sản phẩm được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng. 

Trên thị trường đang bán củ sâm đất với giá dao động trong khoảng 210 - 270 nghìn 1kg. Tuy nhiên, trước khi tìm mua dược liệu bạn hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về đơn vị cung cấp, tham khảo các đánh giá về chất lượng sản phẩm. 

Giá thành sẽ thay đổi theo mùa vụ, nếu mua trái mùa thì giá thành sẽ đắt hơn. Tuy nhiên, bạn có thể mua dược liệu này tại Vietfarm với giá ổn định là 110 nghìn/0,5kg. Đặc biệt, khi đến Trung tâm Vietfarm bạn sẽ được bác sĩ tại đây hướng dẫn trực tiếp về cách sử dụng dược liệu để có hiệu quả tốt nhất trong trị bệnh và bồi bổ sức khỏe.

Những lưu ý khi sử dụng bách bộ

Mặc dù loại dược liệu tự nhiên này rất lành tính, có công dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ vị thuốc nào cũng có điều kiêng kỵ riêng. Những ai không nên dùng củ bách bộ và liều lượng an toàn là bao nhiêu, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc dưới đây.

  • Người bị tổn thương tỳ vị, đang bị tiêu chảy không nên dùng.
  • Không ăn quá liều bởi có thể gây tê liệt trung khu hô hấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Nếu không may uống quá liều có thể uống nước gừng hoặc giấm để giải độc.
  • Với những bài thuốc Đông y bạn cần kiên nhẫn sử dụng trong nhiều ngày mới phát huy công dụng.
  • Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh mà có hiệu quả khác nhau.
  • Người suy nhược, cơ thể kém hấp thu không nên dùng.
  • Không dùng vị thuốc này kèm các loại thuốc tân dược khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 7 tuổi không nên dùng rượu ngâm từ củ này. Trường hợp bị nặng phải đưa ngay đến bệnh viện.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp rượu ngâm với dược liệu khác.
  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu và các vị thuốc liên quan nên cân nhắc khi sử dụng.

Biết được công dụng và những lưu ý quan trọng trên đây sẽ giúp bạn yên tâm khi áp dụng các bài thuốc, mẹo trị bệnh tại nhà.

Cách thành phần dinh dưỡng, dược lý có trong bách bộ mang đến nhiều lợi ích và dễ ứng dụng trong đời sống. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường sức khỏe, chúng ta nên áp dụng đúng cách các bài thuốc từ dược liệu để nhanh chóng giảm nhẹ tình trạng bệnh.


Nhóm bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan

trinh-nu-hoang-cung
img-hinh-anh-dam-duong-hoac
img-hinh-anh-cay-thia-canh