Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan nổi tiếng là lương y mát tay đã giúp hàng nghìn người bệnh khỏi đau vai gáy và các đầu bệnh xương khớp khác nhờ các phương pháp vật lý trị liệu và Đông y. Được biết tới là người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực vật lý trị liệu nói riêng và kiến thức Đông Y nói chung, bác sĩ Hương Lan nhận được sự yêu mến của đông đảo người dân khắp cả nước, đặc biệt tại Hồ Chí Minh nơi cô sinh sống và làm việc chủ yếu. 

Để giúp quý độc giả có thêm thông tin hữu ích nhất về ĐAU VAI GÁY – bệnh quốc dân thường gặp, nhóm phóng viên của Tạp chí Đông y đã có buổi trò chuyện với bác sĩ Lan về căn bệnh này. Mời bạn đọc theo dõi trong phần sau! 

Thông tin cơ bản về bác sĩ Trần Hương Lan: 

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan hiện đang giữ chức vụ Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Thuốc Dân Tộc 145 Hoa Lan. Bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, từng đảm nhiệm ở các vị trí cấp cao như Phó trưởng khoa Phụ trách khoa Khoa Nội tổng hợp châm cứu- dưỡng sinh – Viện Y dược học dân tộc, Phó trưởng khoa Khoa Nội nội Cơ xương khớp – Viện Y dược học dân tộc

Bác sĩ Hương Lan cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học xuất sắc về các đề tài chữa bệnh xương khớp bằng Y học cổ truyền nói chung và vật lý trị liệu nói riêng. Bác sĩ Trần Thị Hương Lan là người có kiến thức sâu rộng về xương khớp cũng như vật lý trị liệu, bác đã từng theo học cả chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 tại Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội). 

Không chỉ giỏi chuyên môn, bác sĩ Lan còn là người giàu lòng y đức, luôn tận tâm, tận tình với bà con bệnh nhân. Với mong muốn được mang hiểu biết, kiến thức của mình trân quý trao tặng cho nhiều người hơn nữa, vị bác sĩ nhân dân này luôn cố gắng nỗ lực để chia sẻ. Với đầu bệnh đau mỏi vai gáy, bác sĩ Lan cho biết đây là tình trạng thường gặp và rất vui mừng khi được đồng hành cùng Tạp chí Đông Y để cung cấp các thông tin hữu ích như vậy.

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan - Lương y mát tay chữa bệnh xương khớp bằng Đông y và Vật lý trị liệu
Bác sĩ Trần Thị Hương Lan – Lương y mát tay chữa bệnh xương khớp bằng Đông y và Vật lý trị liệu

Qúy bạn đọc theo dõi các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị cùng địa chỉ uy tín ngay trong phần sau! Kéo xuống để tham khảo ngay.

Thưa bác sĩ, gần đây có nhiều bệnh nhân đang tìm hiểu về cách chữa và nguyên nhân đau vai gáy. Vậy bác sĩ có những đánh giá như thế nào về chứng bệnh này ạ?

Bác sĩ Hương Lan trả lời: 

Đau vai gáy là hội chứng đau liên quan đến cột sống cổ. Tùy mức độ tổn thương sẽ có biểu hiện rối loạn cảm giác và rối loạn vận động do các rễ thần kinh thuộc đám rối thần kinh cánh tay chi phối. Các biểu hiện thường gặp như: đau ở cổ lan xuống vai gáy, thậm chí gây tê tay. Nặng hơn là gây cứng cổ, tê bì xuống 2 bên cánh tay. Khi bị đau vai gáy, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi quay cổ, các hoạt động liên quan tới cổ, mỏi, tê, đau cổ, vai khi hoạt động ở 1 tư thế quá lâu, như ngồi máy tính, lái xe đường dài.

Ngoài ra nó còn gây ra các biểu hiện khác như chóng mặt, mắt mờ, do khí huyết ứ trệ, máu lên não kém nên gây ra các vấn đề này. Hội chứng này có xu hướng thay đổi theo thời tiết, ở Thành Phố Hồ Chí Minh thường gặp nhiều vào tháng 6 – 8  và 11 – 12 hàng năm.

Theo quan điểm Đông Y, đau vai gáy do tấu lý sơ hở khiến thấp, hàn và phong thừa xâm nhập gây tổn thương kinh lạc, cản trở quá trình lưu thông khí huyết, gây đau nhức, ê mỏi, tê cứng vùng vai, cổ và gáy. Nguyên nhân đau vai gáy cũng có thể do thói quen sinh hoạt xấu của người dân. Đặc biệt khi  xã hội phát triển, công nghệ hóa, hiện đại hóa với nhiều thói quen đặc thù như: 

  • Thói quen ngồi nhiều, ngồi sai tư thế khi làm việc với máy tính, điện thoại
  • Thói quen lười vận động
  • Thói quen nằm điều hòa, máy lạnh

Điều này cũng gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí huyết, gây ứ trệ, máu lưu thông kém dẫn đến đau vai gáy. Ngoài ra, đau vai gáy còn là một trong các biểu hiện của viêm xoang, viêm xoang sàng, các bệnh lý não, cơn đau thắt ngực, bệnh lý đường mật,… Đau mỏi vai gáy trước đây thường gặp ở độ tuổi trên 30 đến 60 tuổi, tuy nhiên ngày nay có xu hướng trẻ hóa xuống cả đối tượng từ 20 tuổi trở lên. 

Đau vai gáy thường do thói quen lười vận động
Do đặc thù công việc, anh Hiển thường xuyên bị đau mỏi vai gáy do ngồi nhiều, ít vận động

Đau vai gáy gồm 2 loại:

  • Đau cấp: Thường do tư thế, ví dụ mình nằm ngủ sai tư thế sau 1 đêm ngủ dậy bị đau vai gáy. Với các chứng đau cấp, các triệu chứng này có thể tự hết mà không cần phải chữa trị. 
  • Đau mãn tính: Đầu tiên là mỏi vai gáy, sau đó các triệu chứng lan và đau tăng lên. Đau mãn tính là do những bất thường của cơ xương khớp và hầu hết các trường hợp phải can thiệp, chữa trị mới khỏi. 

Vấn đề này tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chính người bệnh, đau đớn khó chịu, gây mất ngủ, không tập trung trong công việc. Càng về sau nếu không chữa trị kịp thời thì cũng có thể gây biến chứng, bệnh lý dây thần kinh, bệnh lý đốt sống cổ. Chính vì vậy, khi có vấn đề về sức khỏe cũng như vai gáy, xương khớp, người dân cần chủ động thăm khám và chữa trị từ sớm. 

Hiện nay, có nhiều bệnh nhân có xu hướng chữa đau vai gáy theo Đông y, áp dụng các phương pháp vật lý trị như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Vậy phương pháp này có những ưu điểm gì ạ? 

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan trả lời:

Y học hiện đại thường sử dụng các thuốc chống viêm, thuốc giảm đau (ví dụ paracetamol) chỉ điều trị được phần ngọn, bệnh nhân sẽ cảm thấy hết đau nhanh tuy nhiên căn nguyên của bệnh lại chưa được giải quyết. Trong khi đó, các thuốc này tiềm ẩn tác dụng phụ, thuốc giảm đau sử dụng thường xuyên có thể gây hại cho gan, các thuốc chống viêm cũng rất nguy hiểm. 

Và như tôi đã chia sẻ ở trên, đau mỏi vai gáy do tổn thương kinh lạc, khí huyết lưu thông kém. Do đó các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng kích thích kinh lạc, lưu thông khí huyết, trừ thấp, trừ phong, giải tỏa phong hàn. Quan điểm Đông y, chữa bệnh phải điều trị tận gốc, chúng tôi sẽ áp dụng các kỹ thuật như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, thủy châm,… để điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng cơ địa, mức độ bệnh mà chúng tôi áp dụng các phương pháp phù hợp nhất. 

  • Châm cứu: Châm cứu là cách sử dụng các kim châm tác dụng vào huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông, không bị ứ tắc lại, tuần hoàn máu tốt đi nuôi dưỡng khắp cơ thể. Kim châm kích thích cơ thể sản sinh ra hormone endorphin – một loại chất giảm đau nội sinh, giúp xoa dịu cơn đau và tăng khoái cảm.
  • Xoa bóp: Xoa bóp có tác dụng lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu tốt, đồng thời xoa bóp còn tạo ma sát giữa tay các bộ phận xương khớp giúp thư giãn, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Việc thường xuyên xoa bóp cơ bắp, có thể giúp tăng cường và ổn định hoạt động của chúng, củng cố sức mạnh của khớp vai, giúp vai cử động mạnh mẽ và linh hoạt hơn, đồng thời những cơn đau cũng phần nào được giải tỏa rõ rệt.
  • Bấm huyệt: Bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực từ ngón tay, bàn tay tác động đến huyệt vị nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giải ứ trệ, giúp khí huyết lưu thông mạch lạc, giảm đau nhức và tê cứng khớp.
Liệu pháp kết hợp giữa XOA BÓP, BẤM HUYỆT - CHÂM CỨU- CỨU NGẢI cho hiệu quả điều trị vai gáy nhanh chóng, toàn diện
Liệu pháp kết hợp giữa XOA BÓP, BẤM HUYỆT – CHÂM CỨU- CỨU NGẢI cho hiệu quả điều trị vai gáy nhanh chóng, toàn diện

Phương pháp này giúp ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC và KHÔNG GÂY RA TÁC DỤNG PHỤ, ĐẢM BẢO AN TOÀN cho chính người bệnh, cụ thể như sau: 

  • Điều trị tận gốc: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,… có tác dụng lưu thông khí huyết, hoạt huyết, giải tỏa phong hàn cho hiệu quả cao, bền vững và tránh tái phát. 
  • An toàn, không tác dụng phụ: Các phương pháp này rất an toàn, không ảnh hưởng tới cơ quan khác hoặc để lại tác dụng phụ. 

Tuy nhiên, các phương pháp trị liệu bằng Đông y như tôi kể trên sẽ cần duy trì từ 10 ngày tới 1 tháng, không thể có hiệu quả ngày một ngày 2 như thuốc giảm viêm, chống đau. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì. 

Chúng tôi được biết Đông Phương Y Pháp là địa chỉ khám – chữa đau vai gáy bằng vật lý trị liệu rất hiệu quả, cũng có nhiều người bệnh phản hồi tốt. Vậy bác sĩ có thể chia sẻ sâu hơn các biện pháp mà trung tâm đang áp dụng không ạ? 

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan Trả lời:

Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, căn nguyên và cơ địa của mỗi bệnh nhân mà chúng tôi đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Hiện nay, quy trình thăm khám và chữa trị tại Đông Phương Y Pháp được tuân thủ theo 6 bước sau:

  • Bước 1: Tiếp đón bệnh nhân, thăm khám, kiểm tra tình hình sức khỏe. Từ đó chúng tôi đưa ra phác đồ phù hợp chuyên sâu với từng đầu bệnh và chuyên biệt cho từng cá thể một. Điều này giúp tăng cường hiệu quả chữa trị đau vai gáy hiệu quả hơn. 
  • Bước 2: Khách hàng được kỹ thuật đưa sang phòng trị liệu riêng biệt, phòng nam tách biệt với phòng nữ. Trước thực hiện trị liệu, mỗi người sẽ được uống trà thông kinh hoạt lạc có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, dưỡng tâm, an thần. 
  • Bước 3: Kỹ thuật viên chuẩn bị quần áo, ga giường sạch 100%, trang thiết bị y tế, kim châm, kim cấy mới hoàn toàn. Tại Đông Phương Y Pháp, chúng tôi nói không với sử dụng kim chung, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. 
  • Bước 4: Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu, thông thường chúng tôi sẽ kết hợp xoa bóp, bấm huyệt với châm cứu, điếu ngải. Điều này giúp tăng cường hiệu quả hơn so với đơn trị liệu. Với liệu trình đặc biệt kết hợp từ 3 phương pháp trên như kiềng 3 chân vững chắc, cho HIỆU QUẢ TOÀN DIỆN và BỀN BỈ. 
  • Bước 5: Sau quá trình trị liệu, mỗi bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi từ 30 phút để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe. Đồng thời, bác sĩ trung tâm cũng sẽ hẹn lịch tái khám, tới thực hiện trị liệu. 
  • Bước 6: Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân tại nhà. Đội ngũ bác sĩ sẽ gọi điện hoặc tư vấn cho bệnh nhân các cách chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị, kịp thời phát hiện các vấn đề xấu nếu có.
Bác sĩ Hương Lan thăm khám kỹ lưỡng cho bệnh nhân trước trị liệu
Bác sĩ Hương Lan thăm khám kỹ lưỡng cho bệnh nhân trước trị liệu

 Tại Đông Phương Y Pháp, bệnh nhân sẽ được thực hiện trị liệu bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, trình độ khoa học cùng tay nghề chuyên sâu. Nhờ đó, người bệnh được xác định đúng huyệt đạo, thao tác đúng kỹ thuật vật lý trị liệu cho hiệu quả tối ưu nhất. 

Bên cạnh đó, các kỹ thuật châm cứu, cấy chỉ tại Trung tâm Đông Phương Y Pháp được ứng dụng theo trường phái TÂN CHÂM của giáo sư Nguyễn Tài Thu, có tác dụng LIÊN HUYỆT và XUYÊN HUYỆT. Nhờ đó, phương pháp châm này có HIỆU QUẢ GẤP 4 – 5 lần so với thông thường và giúp giảm đau khi trị liệu. 

Vậy thông thường đau vai gáy cần thời gian chữa trị trong bao lâu? Chi phí bao nhiêu? 

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan trả lời: 

Thời gian chữa trị đau mỏi vai gáy trong bao lâu phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, cơ địa và khả năng đáp ứng với phương pháp trị liệu của từng người, cụ thể như sau: 

  • Với bệnh nhân vừa và nhẹ: Nhóm đối tượng này nếu được can thiệp từ sớm sẽ nhanh khỏi, không gây biến chứng và rút ngắn thời gian, chi phí, trong khoảng 7 – 10 ngày. 
  • Với bệnh nhân nặng: Thời gian trị liệu đau mỏi vai gáy của nhóm này lâu hơn, khoảng từ 1 – 2 tháng. 

Chi phí chữa trị đau vai gáy phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ sở trị liệu và phương pháp trị liệu. Để có hiệu quả chữa trị cao nhất, các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ kết hợp từ nhiều liệu trình khác nhau, bao gồm VẬT LÝ TRỊ LIỆU, THUỐC và CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC, SINH HOẠT KHOA HỌC. Chi phí trung bình từ 700.000 đến 4.000.000 đồng. 

Bệnh nhân cần làm gì để chữa trị đau vai gáy tại nhà hiệu quả hơn?

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan trả lời:

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy tại nhà HIỆU QUẢ CAO, NGĂN NGỪA TÁI PHÁT,  bệnh nhân chủ yếu cần chú ý chế độ dinh dưỡng và tập luyện tại nhà, cụ thể như sau:

1- Tập luyện: Bệnh nhân đau vai gáy cần tránh các hoạt động nặng, không nên chơi thể thao quá sức. Bệnh nhân nên tập thêm các bài tập dưỡng sinh, yoga, bài tập thể dục nhẹ nhàng, một số bài tập cho cổ vai gáy như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị tư thế ngồi thoải mái, hít thở sâu để thư giãn.
  • Bước 2: Cúi đầu về phía trước để chạm cằm vào ngực, giữ tư thế này trong 5 – 10 giây.
  • Bước 3: Từ từ ngửa đầu thẳng ra sau, nhìn lên trần nhà. Giữ trong 5 – 10 giây.
  • Bước 4: Nghiêng đầu sang bên phải sao cho tai có thể chạm vào vai. Vai thư giãn, không cứng và giữ nguyên trong 5 – 10 giây.
  • Bước 5: Lặp lại thao tác tương tự ở phía vai trái.
  • Bước 6: Xoay đầu nhẹ nhàng sang phải, giữ trong 5 – 10 giây. Sau đó, thực hiện tương tự ở bên trái
Để nhanh khỏi đau vai gáy và hạn chế tái phát, bệnh nhân nên có chế độ tập luyện và sinh hoạt hợp lý, khoa học
Để nhanh khỏi đau vai gáy và hạn chế tái phát, bệnh nhân nên có chế độ tập luyện và sinh hoạt hợp lý, khoa học

2 – Ăn uống: Nên ưu tiên ăn thực phẩm giàu Canxi như cá cua,…; thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C (hoa quả), thực phẩm giàu omega 3 giúp ngăn ngừa viêm, giảm đau…. 

3 – Chế độ sinh hoạt: Bệnh nhân không nên ngồi ì hoặc làm việc bên máy tính quá lâu. Nếu đang làm việc văn phòng, lái xe bạn có thể tạo thói quen đi lại, vận động từ 1 – 2 tiếng/ 1 lần. 

Bài viết liên quan