Con đường dẫn tới ước mơ không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ dàng, nhưng với những người bền chí, kiên trì, ước mơ sẽ giúp định hướng tương lai một cách tốt đẹp nhất. Đối với Lương y Bùi Thị Thu Hằng, con đường để trở thành một chuyên gia sản phụ khoa được hàng ngàn chị em tin yêu cũng vậy. Trải qua bao sóng gió, gian nan, đánh đổi bằng không ít mồ hôi nước mắt, thậm chí phải bán cả vàng cưới – kỷ vật quý giá nhất của bản thân… vị Thầy thuốc này đạt được trái ngọt như hiện tại quả thật vô cùng xứng đáng!

Đã điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa bằng Đông y, nhận được không ít lời khen ngợi của cả người bệnh và giới chuyên gia, nhưng thật bất ngờ khi có rất ít bài báo viết về cá nhân Lương y Bùi Thị Thu Hằng, hiện đang công tác tại Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam (trực thuộc Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân Dân 102). Phải chăng do vị Thầy thuốc này quá bận rộn?

Quả thực như vậy, vì bên cạnh công tác thăm khám và điều trị cho người bệnh, Lương y Bùi Thị Thu Hằng dành phần lớn thời gian riêng tư để nghiên cứu các bài thuốc cổ phương, trau dồi thêm kiến thức y học truyền ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản phụ khoa và cơ xương khớp. Với quỹ thời gian cá nhân khá eo hẹp, Lương y Bùi Thị Thu Hằng khá kín tiếng và khiêm tốn.

Quá trình học tập và công tác của Lương y Bùi Thị Thu Hằng
Quá trình học tập và công tác của Lương y Bùi Thị Thu Hằng

Vậy nhưng, hành trình học nghề, làm nghề và nuôi đam mê ngành y của Lương y Thu Hằng vẫn được nhiều hậu bối, đồng nghiệp và bệnh nhân truyền tai nhau với sự nể phục, thương yêu.

Sau bao cuộc hẹn, phóng viên chúng tôi mới có dịp gặp và trò chuyện cùng Lương y Bùi Thị Thu Hằng. Bà đã rất “hào phóng” chia sẻ lại câu chuyện truyền cảm hứng liên quan đến hành trình đầy gian khó để hiện thực hóa ước mơ trở thành Thầy thuốc chữa bệnh cứu người. Phóng viên xin đưa lại câu chuyện này để độc giả có thể hiểu được vì sao vị Thầy thuốc này lại được yêu mến, kính trọng đến thế.

Ấp ủ ước mơ cứu người từ thời thơ ấu

Khi còn nhỏ, có một dạo má tôi thường xuyên bị ngất. Má hay mệt mỏi, sắc da tái nhợt. Ba tôi lo lắm. Chạy chữa khắp mọi bệnh viện ở Sài Gòn mà không ăn thua. Mỗi lần nhìn má đau đớn mà vẫn phải ráng chịu ngồi soạn bài, chấm vở, ba con tôi đau lòng lắm.

Ngày nọ, ba tôi được người ta giới thiệu một thầy lang. Vào dịp nghỉ Hè, ba cất công đón thầy lên tận nhà. Vị thầy thuốc có gương mặt gầy gò, nhưng đôi mắt sáng tinh anh và nụ hiền hiền từ làm sao. Ông từ tốn đặt những đầu ngón tay mảnh khảnh lên cổ tay má, hỏi han nhiều lắm. Thuốc ông bốc được gói trong mảnh giấy nâu vàng, buộc dây dù, vuông vắn như hộp quà. Ngày nào ông cũng cho thuốc vào cái ấm đất nung, sắc rất lâu trên bếp, tôi thường nhón trộm quả táo khô đen xì, nhăn nheo nhưng ngọt lịm. Lúc đấy, đối với tôi, quả táo đen còn ngon hơn kẹo.

Một thời gian sau, má tôi khỏi hẳn. Có bữa, ba buột miệng khen: “Má sắp nhỏ từ dạo xài thuốc coi bộ đẹp dữ ha”. Má ngượng nghịu, vờ cúi xuống viết viết gì đó trong giáo án, qua ánh đèn cầy, tôi vẫn nhìn thấy rõ miệng má đang cười.

Không chỉ má tôi mà rất nhiều người dân trong ấp cũng được ông thầy này chữa khỏi bệnh. Có người nằm đấy đã mấy tháng mà thầy lang bốc thuốc, châm kim thế nào lại ngồi dậy đi lại được. Tôi thầm nghĩ nghề thầy thuốc thật kỳ diệu. Thầy thuốc cứu người, cứu sức khỏe, cứu được cả niềm vui và hạnh phúc. Và từ đó, tôi bắt đầu nuôi giấc mơ được làm thầy thuốc.

Lương y Bùi Thị Thu Hằng hơn 20 năm gắn bó với Y học cổ truyền
Lương y Bùi Thị Thu Hằng hơn 20 năm gắn bó với Y học cổ truyền

Thời bấy giờ, với đồng lương nông dân còm cõi, ba má nuôi tôi nên người hao tốn không ít tâm sức. Tôi hiểu, nên càng chăm chỉ học tập, âm thầm nuôi dưỡng ước mơ nghề y. Tôi thi đậu Trường y Tuệ Tĩnh khi biết  ba má vừa vui lắm nhưng cũng có chút lo lắng. Ba má vẫn luôn hy vọng tôi sẽ theo nghề giáo vì học y sẽ tốn kém hơn. Ngày đó, sinh viên trường sư phạm sẽ được miễn học phí, ra trường cũng dễ xin việc hơn. Ấy vậy, ba má vẫn luôn ủng hộ và khích lệ tôi đi theo con đường đã chọn. Đó là động lực để tôi miệt mài đèn sách, mong sớm tốt nghiệp để chứng tỏ cho ba mẹ rằng tôi đã lựa chọn đúng.

Bán vàng cưới để thực hiện ước mơ

Trong những năm chập chững bước vào nghề, tôi mất hơn là được. Với một bác sĩ trẻ mới ra trường, lại theo lĩnh vực y học cổ truyền, áp lực công việc cực kỳ khủng khiếp. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã khiến biết bao nhiêu người quay cuồng, tôi không phải ngoại lệ. Đã có lúc, tôi cực kỳ đồng cảm với nhà văn Hộ trong tác phẩm Sống Mòn: “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất”. Trong lúc bạn bè cùng trang lứa đã có sự nghiệp ổn định và phát triển, đồng lương còm cõi mỗi tháng không ít lần khiến tôi nản lòng.

Đã có lúc tôi nghĩ rằng phải có tiền thì mới thực hiện mục tiêu và ước mơ của mình. Làm bao nhiêu nghề lương thiện mà khó khăn vẫn trăm bề. Ước mơ được cứu người dường như càng xa tầm với!

Thật may, bên cạnh tôi còn có bố mẹ, chồng và con. Họ đã giúp tôi nhận ra rằng tiền không phải là tất cả. Cuộc sống là không ngừng để hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức và kỹ năng. Không ai sinh ra đã là người hoàn hảo, đường đời không phải lúc nào cũng trải hoa hồng. Phải học nhiều, phải trải nghiệm nhiều mới giúp ta nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống. Nó giúp mỗi người hoàn thiện kỹ năng thiết sót, thay thế kiến thức lạc hậu để thấm thía rằng mình đã không sống hoài sống phí.

Những tháng ngày đầu thế kỷ XXI là những chuỗi ngày gian khổ mà chẳng thể than với ai. Tôi rời quê hương vào Lâm Đồng khi biết tin Bệnh viện II Lâm Đồng tuyển bác sĩ Y học cổ truyền. Tại mảnh đất này tôi đã kết hôn dù cuộc sống còn chưa thực sự ổn định. Lương hai vợ chồng chỉ đủ ăn, chẳng dư để thực hiện giấc mơ. Sống trong ngôi nhà chật chội, sáng ăn vội ổ bánh mì không để đi làm, tan giờ lại bận bịu với cơm nước, nhà cửa, tối vùi mình vào sách vở, tài liệu… tôi chẳng còn thời gian để mà than vãn.

Lúc ấy, tôi thấy mình thiếu rất nhiều, muốn học thêm mà không có điều kiện. Đam mê y học cổ truyền, điều tôi luôn khao khát là được học thêm lớp lương dược để hiểu sâu, hiểu thấu về từng loại thảo dược, bởi có vậy mới có thể biết sâu hơn dược tính từng loại, làm sao kết hợp để cho ra được bài thuốc tối ưu cho người bệnh. Thế nhưng, “ăn chưa đủ no, co chưa đủ ấm”, trong nhà chẳng có gì tích trữ ngoài vài chỉ vàng hồi môn ba má đem cho, tôi đành dằn lòng, dằn khát khao của mình ở lại.

Nuốt nước mắt bán vàng hồi môn để nuôi ước mơ cứu người
Nuốt nước mắt bán vàng hồi môn để nuôi ước mơ cứu người

Đã bao lần đi qua tiệm vàng đầu ngõ, trong đầu tôi đã mường tượng ra cảnh đem vàng đi cầm cố. Nhưng rồi lại gạt phắt đi. Trước giờ, người ta quan niệm bán vàng cưới là rước vận xui về nhà. Đây không chỉ là trang sức có giá trị kỷ niệm, mà còn đại diện cho tình cảm vợ chồng, tuyệt đối không được bán đi.

Đầu năm 2001, sau nhiều đêm trăn trở, mất ngủ, cũng là ngần ấy đêm khóc hết nước mắt, tôi bàn với ông xã xin được bán vàng cưới để có thể theo học lớp lương dược. Lúc ấy, tôi cảm thấy bản thân thật ích kỷ. Vì ước mơ của riêng mình mà làm tổn thương kỷ niệm và tình yêu thương của người thân. Đối với tôi, nó là cả một gia tài và nơi lưu giữ những câu chuyện xưa cũ. Thế nhưng, ông xã đã động viên và khuyến khích tôi nên thực hiện ước mơ của mình. Anh cũng xin lỗi tôi vì đã không lo cho gia đình được một cuộc sống sung túc và hứa rằng tương lai sẽ khác, chỉ cần mình cố gắng và có niềm tin.

Ngày hôm sau, anh đưa tôi ra tiệm vàng đầu ngõ. Ngày đó, 1 chỉ vàng đổi được hơn 500.000 đồng. Cầm những đồng bạc quy đổi từ kỷ vật quý giá nhất của bản thân, tôi đã không cầm nổi nước mắt. Cũng với số tiền ít ỏi đó, tôi đem nộp học phí để theo đuổi ước mơ với quyết tâm nhất định phải học thành tài cho bằng được. Theo học bằng lương dược lúc đó đối với tôi vô cùng quan trọng bởi những người thầy của tôi chỉ dẫn, để thực sự giỏi chuyên môn trong YHCT thì tôi cần phải thật giỏi về dược (hiểu sâu về các vị thuốc nam, thuốc bắc), có như vậy mới kê đơn gia giảm bài thuốc hiệu quả cho bệnh nhân được.

Trái ngọt đậu muộn

Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo lương dược, tôi cũng tham gia thêm các lớp đào tạo chuyên sâu về điều trị bệnh nội bộ tại Bệnh viện II Lâm Đồng. Tôi tự tin đem những kiến thức y dược, y lý vào thăm khám chuyên môn/ Tôi cũng được cử tham gia các nghiên cứu nhóm về thuốc cổ truyền điều trị tại nơi công tác.

Sau nhiều năm học tập, tích lũy kinh nghiệm và tu tâm dưỡng trí, cảm thấy bản thân có đủ năng lực tiếp nhận nhiều bệnh nhân khác nhau, tôi đã lựa chọn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam là nơi gắn bó lâu dài, cũng là môi trường để tôi tiếp tục “say nghề”.

Đây là ngôi nhà thứ 2 khiến tôi luôn cảm thấy thân quen và ấm áp. Ở nơi đây, tôi có thể sống bằng niềm đam mê đúng như mơ ước ngày thơ ấu. Tôi tiếp tục cùng với đồng nghiệp miệt mài nghiên cứu nhiều bài thuốc cổ phương, nghiên cứu khoa học chuyên sâu để giúp chị em có những phương thuốc hiệu quả cao, sớm thoát khỏi các bệnh phụ nữ. Năm 2013 chúng tôi đã hoàn thiện bài thuốc nam dược Phụ Khang Tán đặc trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa và hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Hàng chục nghìn phụ nữ đã điều trị viêm phụ khoa hiệu quả với Phụ Khang Tán
Bài thuốc Phụ Khang Tán do Thầy thuốc Thu Hằng tham gia nghiên cứu mang lại hiệu quả thực tế cao

Thật vui mừng vì sau rất nhiều lần nghiên cứu thử nghiệm chưa được như mong đợi, cuối cùng bài thuốc cũng đã hoàn thiện và được đưa vào ứng dụng. Không gì hạnh phúc bằng bài thuốc do mình tham gia nghiên cứu mang lại hiệu quả thực tế cao và được chị em tin tưởng.

Trong xã hội hiện đại, trở thành một Lương y y học cổ truyền là một lựa chọn phải đánh đổi bằng nhiều thứ. Lựa chọn này không có chỗ dành cho sự tham lam, tư lợi, mà phù hợp hơn với người  không ngại cống hiến, vượt khó khăn, đồng cảm với nỗi niềm của người bệnh. Thế nhưng, nếu cho làm lại, tôi vẫn lựa chọn nghề y và nguyện sống trọn với nghề.

Đam mê của tôi là mỗi ngày được tới Trung tâm, được làm việc với đồng nghiệp và giúp đỡ người bệnh đánh bay mọi bệnh tật. Tôi ít khi nghĩ tới áp lực chuyên môn, vì luôn ý thức rằng tự mình phải hoàn thiện kiến thức, vượt qua giới hạn bản thân. 8 tiếng hành chính với tôi là chưa đủ. Với chỉ ngần ấy thời gian, tôi không thể chia sẻ trọn vẹn với bệnh nhân. Bởi vậy, tôi luôn sẵn sàng bốc máy thăm hỏi người bệnh hoặc lắng nghe người bệnh tham vấn bất cứ lúc nào.

Bác sĩ Thu Hằng khám lại cho Bệnh nhân Ngọc Hiền
Bác sĩ Thu Hằng khám lại cho Bệnh nhân Ngọc Hiền

Tôi còn nhớ Hiền – một nữ bệnh nhân vô cùng đặc biệt đến từ Biên Hòa. Bạn là nàng dâu trong một gia đình hà khắc, trọng nữ khinh nam. Dù có thu nhập tốt, là người khéo léo và đảm đang, nhưng bạn vẫn luôn bị mẹ chồng chì chiết vì “không biết đẻ”. Khổ nỗi, sau khi bị sảy thai, Hiền phát hiện mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung rộng. Suốt hơn 1 năm kể từ đó, bạn đã chạy chữa bằng Tây y, từ uống thuốc tới đốt điện, áp lạnh, mà không khỏi. Điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng thụ thai. Bạn tìm tới tôi với tâm trạng chán nản, bất lực.

Trong 3 tháng điều trị, cứ vài ngày bạn lại gọi điện cho tôi hỏi han, cập nhật tình trạng và tâm sự đủ thứ. Bạn nói rằng ban đầu không tin thuốc Nam thuốc Bắc lắm, nhưng từ khi dùng thuốc của Trung tâm, bạn đã dần tin là có khả năng khỏi bệnh. Sau khi kết thúc liệu trình dùng thuốc, bạn đã đi khám lại tại Bệnh viện Từ Dũ và được bác sĩ thông báo rằng cổ tử cung đẹp, không còn dấu hiệu viêm. 2 tháng sau đó, bạn có tin vui.

Lúc đó, bạn mừng đến độ bắt xe đò từ tận Biên Hòa lên Trung tâm để thông báo cho tôi biết. Nhìn thấy nụ cười và giọt nước mắt hạnh phúc của người mẹ tương lai này, tôi cũng cảm thấy vui lây và thấy bản thân đã làm được điều đúng đắn.

Nghĩ lại khi bán vàng cưới – thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời, tôi thấy đó là sự đánh đổi xứng đáng. Biến cái có ý nghĩa trở thành thứ có giá trị hơn là một điều nên làm. Tôi hiểu rằng có không ít người yêu nghề y, nhưng trái tim họ có thể chưa đủ mạnh mẽ để theo đuổi. Nhưng tôi có đủ nghị lực và quyết tâm dành trọn đời cho nghề!

Có thể thấy hành trình chạm tới giấc mơ của tôi không hề dễ dàng, nhưng đến giây phút này, tôi cảm thấy hài lòng. Trước mắt, tôi vẫn còn những công trình nghiên cứu thuốc, những buổi giảng dạy về kiến thức Đông y, nhiều bệnh nhân (cả cũ và mới) cần được chăm sóc, nhiều chương trình thiện nguyện khám bệnh miễn phí… nên tôi vẫn tiếp tục phấn đấu, nỗ lực không ngừng và chưa nghĩ tới việc nghỉ ngơi!

Phóng viên Huyền Trang, Thu Hương

Sau khi bài viết được đăng tải, Tạp chí Đông y nhận được yêu cầu của nhiều độc giả mong muốn được biết thông tin liên hệ của Lương y Bùi Thị Thu Hằng cũng như nơi bà đang trực tiếp làm việc. Theo mong muốn của độc giả, chúng tôi có tìm hiểu và được biết Thầy thuốc Thu Hằng hiện điều trị các bệnh phụ khoa tại Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam tại địa chỉ:  Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Để được thăm khám và điều trị trực tiếp bởi bác sĩ, chị em có thể liên hệ theo số điện thoại 0888 698 102.

Bài viết liên quan