Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Khi bà bầu bị viêm tai giữa khiến nhiều người lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc trang bị những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp các mẹ bình tĩnh để có hướng điều trị kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao và an toàn.

Triệu chứng viêm tai giữa ở bà bầu
Triệu chứng viêm tai giữa ở bà bầu

Bà bầu bị viêm tai giữa có triệu chứng thế nào?

Bệnh viêm tai giữa xảy ra khi chất lỏng tích tụ ở vùng tai giữa, kèm theo virus, vi khuẩn từ mũi, miệng sinh sôi, phát triển, lan sang vùng tai.

Đối với phụ nữ mang thai bị viêm tai giữa sẽ có các triệu chứng điển hình sau:

  • Một hoặc cả hai tai có cảm giác đau nhức.
  • Từ trong tai có nước chảy ra.
  • Cơ thể có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là sốt.
  • Người bệnh sẽ thấy khó nghe hơn,
  • Khi soi tai sẽ thấy sưng tai.

Viêm tai giữa ở bà bầu do đâu?

Bà bầu bị viêm tai giữa không phải hiện tượng hiếm gặp. Bởi trong giai đoạn này cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố, sức khỏe tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công. Sau đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa khi mang thai.

  • Sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn, virus… Từ đó, dẫn đến các triệu chứng như chất nhầy dư thừa, cảm lạnh, dị ứng, viêm nhiễm, nhiễm trùng xoang…
  • Viêm nhiễm bên trong tai dẫn đến vòi nhĩ tắc nghẽn. Điều này, làm chất lỏng tích tụ trong tai giữa và dẫn đến nhiễm trùng tai.
  • Ráy tai tích tụ quá nhiều, ngủ một bên trong thời gian dài hay áp lực ở trong tai… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa.

Bà bầu bị viêm tai giữa nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm tai giữa ở bà bầu hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Khi đó, chỉ cần bệnh không gây nhiễm trùng máu thì thai nhi sẽ được ổn định và ít bị ảnh hưởng.

Bà bầu bị viêm tai giữa có ảnh hưởng đến thai nhi không
Bà bầu bị viêm tai giữa có ảnh hưởng đến thai nhi không

Trong trường hợp, bệnh không được kiểm soát sớm và kịp thời sẽ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Bệnh chuyển từ viêm tai giữa cấp tính sang mãn tính.
  • Viêm tai giữa gây suy giảm thính lực.
  • Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, áp xe tai, viêm màng não.

Cách điều trị viêm tai giữa ở bà bầu

Bà bầu bị viêm tai giữa cần nhanh chóng đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao.

Áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà

Trong trường hợp, các mẹ mới chớm bị viêm tai giữa, chúng ta có thể áp dụng một số cách điều trị sau đây để đảm bảo an toàn.

Dùng giấm

Giấm táo hay giấm trắng đều có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Do đó, bà bầu bị viêm tai giữa có thể sử dụng giấm theo cách sau đây để điều trị bệnh: 

  • Pha giấm và nước theo tỷ lệ 1:1.
  • Nằm nghiêng và để phần tai bị bệnh ở phía trên.
  • Nhúng tăm bông vào hỗn hợp giấm táo, sau đó đặt khoảng 15 phút lên vùng tai bị nhiễm bệnh. Sau đó, quay đầu theo hướng ngược lại nhằm đảm bảo lượng giấm chảy ra ngoài.

Phương pháp này nên áp dụng mỗi ngày 2 lần để sớm cải thiện triệu chứng bệnh viêm tai giữa cho mẹ bầu.

Sử dụng muối

Muối ấm là một trong những cách sát khuẩn và giảm đau khá hay. Chườm một túi muối ấm hoặc chai nước ấm lên tai sẻ giúp bà bầu bị viêm tai giữa cải thiện triệu chứng bệnh rất tốt.

Chườm muối nóng có tác dụng điều trị viêm tai giữa
Chườm muối nóng có tác dụng điều trị viêm tai giữa

Cách thực hiện như sau:

  • Cho vào chảo 100g muối và tiến hành đun nóng. 
  • Cho muối nóng vào trong túi vải sạch. Sau đó, đặt lên tai và đợi túi nguội thì bỏ ra.

Lưu ý: Chỉ dùng muối ấm, không dùng muối quá nóng vì có thể làm bỏng rát tai.

Chữa viêm tai giữa khi mang thai bằng dầu oliu

Dầu oliu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên cũng có thể điều trị viêm tai giữa. Bà bầu bị viêm tai giữa chỉ cần nhỏ vào bên tai bị viêm khoảng 2 giọt dầu và để yên trong khoảng 5 – 10 phút thì nằm nghiêng để dầu chảy ra ngoài.

Cách này nên duy trì đều đặn ngày 1 – 2 lần sẽ giúp giảm các triệu chứng của viêm tai giữa.

Tinh dầu thiên nhiên

Một số loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, chống viêm như tinh dầu húng quế, tinh dầu tràm trà. Vì thế, các mẹ bầu cũng có thể sử dụng 1 trong 2 loại tinh dầu này để điều trị viêm tai giữa theo cách sau sau:

  • Pha tinh dầu thiên nhiên với dầu nền (dầu dừa, dầu oliu) với tỷ lệ bằng nhau.
  • Thấm một miếng bông y tế và hỗn hợp tinh dầu đã pha loãng, rồi đặt miếng bông vào tai.
  • Gỡ miếng bông ra sau khi đã được khoảng 10 – 15 phút. 

Áp dụng đều đặn ngày 1 – 2 lần và cảm nhận hiệu quả.

Điều trị y khoa

Bà bầu bị viêm tai giữa nếu đã áp dụng cách chăm sóc tại nhà mà không thuyên giảm thì phương pháp y khoa sẽ được chỉ định.

Sử dụng thuốc

Hầu hết, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Acetaminophen để giảm đau, hạ sốt cho bà bầu khi bị viêm tai giữa.

Bà bầu nên cẩn thận khi dùng thuốc Tây chữa viêm tai giữa
Bà bầu nên cẩn thận khi dùng thuốc Tây chữa viêm tai giữa

Ngoài ra, tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên dùng thêm kháng sinh hay không. Một số loại thuốc kháng sinh được cho là an toàn hơn so với nhiều dòng khác và phù hợp với bà bầu bị viêm tai giữa là: 

  • Penicillin
  • Ampicillin
  • Clindamycin
  • Erythromycin
  • Amoxicillin

Lưu ý: Thực tế, không có bất cứ loại thuốc Tây nào đảm bảo an toàn 100% cho bà bầu. Vì thế, mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp thực sự cần thiết và tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiến hành phẫu thuật

Nếu đã áp dụng các phương pháp mà không hiệu quả thì phẫu thuật là cách cuối cùng. Theo đó, những đối tượng dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để đảm bảo ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng:

  • Người bệnh không đáp ứng khi sử dụng thuốc và thường xuyên tái phát.
  • Người bệnh bị viêm tai giữa kèm theo viêm tai xương chũm mạn tính.
  • Trong tai có cholesteatoma: Đây là khối tế bào da xuất hiện trong tai một cách bất thường nên cần phải cắt bỏ.
  • Bà bầu bị viêm tai giữa nhưng ứ dịch nhiều và nghiêm trọng.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cũng như cơ địa, sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật. 

Lưu ý: Hầu hết phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa ở bà bầu được áp dụng sau khi đã sinh nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lời khuyên và cách phòng ngừa cho các bà bầu bị viêm tai giữa

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ giúp bé có sự phát triển tốt. Vì thế, các mẹ cần chăm sóc bản thân cẩn thận để phòng ngừa viêm tai giữa bằng những biện pháp sau.

Vệ sinh và chăm sóc tai khoa học

Một chế độ chăm sóc và vệ sinh tai khoa học sẽ giúp đôi tai luôn khỏe mạnh cũng như phòng ngừa các bệnh về tai. Do đó, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Trước khi lấy ráy tai hãy làm mềm ráy tai bằng nước muối 0,9% hoặc oxy già.
  • Chỉ dùng tăm bông mềm để ngoáy tai. Tuy nhiên, chỉ dùng ở ống tai ngoài, tuyệt đối không chọc quá sâu vào bên trong.
Phòng ngừa viêm tai giữa bằng cách vệ sinh tai đúng chuẩn
Phòng ngừa viêm tai giữa bằng cách vệ sinh tai đúng chuẩn
  • Trong trường hợp, lượng ráy tai quá nhiều, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được loại bỏ ráy tai sạch, an toàn.
  • Tuyệt đối không nhét bất cứ vật gì vào tai để tránh mắc kẹt trong ống tai, dẫn đến màng nhĩ, tai bị tổn thương.
  • Không nên để tai nghe tiếng ồn lớn thường xuyên.
  • Không nên lạm dụng tai nghe.
  • Sau khi tắm và bơi lội, nên lau khô tai bằng khăn bông mềm và sạch.

Xây dựng những thói quen khoa học, lành mạnh

  • Tránh xa thuốc lá, khói thuốc lá. Hạn chế rượu bia, chất kích thích như cà phê, nước ngọt có gas…
  • Không nên tiếp xúc với những dị nguyên như bụi phấn, mạt bụi, phấn hoa, lông động vật…
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Giữ gìn môi trường sống, nơi làm việc, phòng ngủ và môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Thực hiện tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai khoảng 3 tháng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề bà bầu bị viêm tai giữa. Hy vọng với bài viết này, các mẹ sẽ sớm loại bỏ bệnh cũng như nắm rõ những giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn.

Bài viết liên quan
bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong
cach-chua-viem-tai-giua-cho-tre-bang-sap-ong
thuoc-nho-viem-tai-giua-cho-tre-em
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan