Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Thế nhưng, bà bầu bị viêm mũi dị ứng lại là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp các thắc mắc về bệnh viêm mũi khi mang thai nhằm có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.

Nguyên nhân bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng với các triệu chứng phổ biến là chảy dịch mũi, ngứa mũi, ngạt mũi, hắt xì hơi liên tục… Tình trạng này khiến các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc cũng như sức khỏe.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng do đâu
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng do đâu

Thông kê cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi mang thai chiếm khoảng 15 – 20% những người bị viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ các yếu tố sau:

  • Cơ thể của bà bầu thường nhạy cảm hơn so với bình thường nên nếu tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn, lông chó mèo, mạt bụi… sẽ xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, cơ thể sẽ chống lại những dị nguyên này bằng cách sản sinh histamine gắn kết với igE. Những thành phần này theo thời gian sẽ được giải phóng và đi vào niêm mạc, phổi rồi gây ra dị ứng.
  • Sự tăng nhanh của estrogen trong cơ thể bà bầu nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ thai nhi, gây ức chế acetylcholin esterase. Từ đó, làm phản ứng kích thích cholinergic gia tăng. Khi lượng cholinergic cao hơn bình thường sẽ làm các tuyến dịch nhờn tăng và xảy ra hiện tượng luân chuyển các mạch máu trong niêm mạc mũi và lông mũi. Dẫn đến phù nề niêm mạc mũi hoặc viêm nhiễm, gây ra hiện tượng dị ứng.
  • Ngoài ra, những phu nữ vốn có cơ địa dễ dị ứng thì khi mang thai sẽ dễ bị viêm mũi dị ứng hơn do các tác nhân từ bên ngoài tấn công.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu mẹ bầu phát hiện sớm triệu chứng, nguyên nhân viêm mũi dị ứng và có hướng điều trị đúng cách, phù hợp thì hoàn toàn không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu không quan tâm và chữa bệnh kịp thời, không có biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bị viêm mũi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không
Bị viêm mũi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Lý do là vì viêm mũi dị ứng khiến bà bầu luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và khó chịu. Những triệu chứng này thường gia tăng vào buổi tối khiến giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng như khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Điều này kéo theo hệ lụy là cơ thể người mẹ ngày càng suy nhược, uể oải, mệt mỏi. Từ đó, làm cho sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng.

Khi bà bầu bị viêm mũi dị ứng nếu kéo dài còn làm cho lượng oxy suy giảm trong khi ngủ. Thai nhi không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến chậm phát triển. Đồng thời, còn làm gia tăng huyết áp thai kỳ. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như làm tăng nguy cơ suy thai, sinh non, dọa sảy, tiền sản giật…

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?

Mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng cần bình tĩnh và nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn, đưa ra phương án điều trị hiệu quả, đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Do đó, tùy từng mức độ bệnh, sẽ có những phương án điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Điều trị tại nhà khi bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Mang thai bị viêm mũi dị ứng có thể điều trị tại nhà nếu mẹ mới chớm bị bằng một trong các cách sau:

Tiến hành xông hơi

Xông hơi là giải pháp dùng hơi nóng của nước tác động lên mũi, giúp quá trình lưu thông tuần hoàn tốt hơn, làm thông thoáng mũi. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi sẽ được cải thiện.

Xông hơi đúng cách để điều trị viêm mũi dị ứng
Xông hơi đúng cách để điều trị viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện như sau:

  • Đun khoảng 1 lít nước sôi, sau đó cho thêm vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu thảo dược thiên nhiên vào.
  • Đặt mặt cách chậu nước nóng khoảng 25 – 30cm để khi xông không gây bỏng rát cho vùng da.
  • Trùm khăn qua đầu và thực hiện xông mũi, mặt trong khoảng 10 – 15 phút.

Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ giảm triệu chứng khó chịu của bệnh, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

Sử dụng nước muối

Pha loãng nước muối để súc miệng nhằm vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hàng ngày. Kết hợp với việc nhỏ dung dịch nước muối Nacl 0,9% vào mũi mỗi ngày 3 – 4 lần để giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai.

Nhỏ mũi với nước tỏi

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thể khắc phục, cải thiện bằng cách nhỏ mũi với nước tỏi. Thành phần kháng sinh tự nhiên allicin trong tỏi sẽ giúp kháng viêm, diệt khuẩn nên rất tốt đối với việc điều trị chứng viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Bóc 1 tép tỏi, thái thành các sợi thật nhỏ, cho vào 50ml nước muối Nacl 0,9%. 
  • Sau 24h, bạn chỉ cần cho dung dịch nước muối tỏi vào các chai nước muối 10ml mua tại hiệu thuốc, rồi nhỏ trực tiếp vào lỗ mũi, mỗi bên 1 – 2 giọt.

Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Lưu ý: Những phương pháp trên chỉ áp dụng khi mẹ bầu mới chớm bệnh mới có hiệu quả cao. Còn nếu bệnh đã nặng hơn thì các cách này hầu như không mang lại tác dụng.

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Thuốc Tây là giải pháp khá hay giải đáp cho thắc mắc bà bầu bị viêm mũi dị ứng nên làm gì? Bởi phương pháp này cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần cân nhắc trước khi lựa chọn giải pháp này, đặc biệt viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu tốt nhất không nên dùng thuốc Tây vì khả năng gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ là rất cao. Do đó, để đảm bảo an toàn, các mẹ chỉ nên sử dụng thuốc Tây khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bà bầu cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng
Bà bầu cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc cơ bản sau đây để giúp bà bầu loại bỏ viêm mũi dị ứng:

  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng ức chế sản sinh histamin, nhờ đó giảm các triệu chứng của bệnh. Thường sẽ là thuốc loratadine, chlorpheniramine,  Tripelennamine…
  • Thuốc co mạch: Có tác dụng giảm xung huyết, làm thông thoáng mũi. Thường có các loại thuốc như xylometazolin, naphazolin, oxymetazolin,…
  • Thuốc Natri cromolyn: Loại thuốc này bào chế ở dạng xịt với mục đích là làm thông khoang mũi, giúp mũi sạch, giảm triệu chứng của bệnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Lưu ý: Bà bầu bị viêm mũi dị ứng cần tuân thủ đúng liều lượng, tần suất cũng như liệu trình sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh để tránh gây hại cho bản thân và thai nhi.

Đông y chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Theo y học cổ truyền, cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt, khí huyết không lưu thông là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng khi mang thai. Do đó, để điều trị bệnh, Đông y sẽ sử dụng các thảo dược kết hợp với nhau nhằm tán phong, giải nhiệt, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ huyết. Vì thế, sẽ điều trị bệnh tận gốc, cho hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa tái phát.

Chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu bằng đông y
Chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu bằng đông y

Ưu điểm của các bài thuốc đông y là không chỉ điều trị viêm mũi dị ứng mà còn bổ sung các dưỡng chất quý, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, cơ thể mẹ bầu ngày càng khỏe mạnh hơn, tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa khi bà bầu bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng khiến bà bầu gặp những phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt, thậm chí khiến thai nhi bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Vì thế, các bạn cần chú ý chăm sóc, phòng ngừa căn bệnh này cho mẹ bầu bằng các biện pháp thiết thực sau:

  • Thiết lập chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các chất vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng vừa tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu bị dị ứng với trứng, sữa, đậu phộng, hải sản… thì nên hạn chế sử dụng. Trong trường hợp, muốn ăn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì chỉ nên dùng một lượng vừa phải.
  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh hay lúc giao mùa.
Uống đủ nước khi mang thai giúp làm ẩm niêm mạc, phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Uống đủ nước khi mang thai giúp làm ẩm niêm mạc, phòng ngừa viêm mũi dị ứng
  • Mỗi ngày uống đủ 2 – 3 lít nước, bao gồm nước đun sôi để nguội, sữa, nước canh, nước ép hoa quả… nhằm tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy khí huyết lưu thông, làm ẩm niêm mạc. Nhờ đó, giảm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
  • Thực hiện ngủ đúng giờ, đủ giấc để tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. Tuyệt đối không thức quá 23h và nên duy trì thói quen ngủ vào một giờ cố định để có những giấc ngủ chất lượng.
  • Những dị nguyên dễ gây dị ứng như lông thú, khói bụi, hóa chất, thuốc lá… mẹ bầu nên tránh xa.
  • Chú ý đảm bảo nơi ở, không gian sống xung quanh và làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Vận động nhẹ nhàng, phù hợp mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn và tăng cường sức khỏe.

Bài viết đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp các mẹ bầu chủ động điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn.

Bài viết liên quan
chua-viem-xoang-man-tinh-bang-thuoc-nam
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
thuoc-xit-viem-mui-di-ung
viem-xoang-tran-cap