Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Rau muống là loại rau khá phổ biến đối với người Việt, đặc biệt là vào mùa hè. Với những người bị bệnh sỏi thận, vấn đề ăn uống rất quan trọng, trong số đó không ít người thắc mắc ăn rau muống có bị sỏi thận không? Cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Giải đáp: Ăn rau muống có bị sỏi thận không?

Theo nhiều nghiên cứu, rau muống có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Các chất bao gồm: Vitamin C, chất xơ, sắt và kẽm,…

Rau muống được đánh giá là rất tốt cho người bị táo bón, khó tiêu, giúp giảm cholesterol và cải thiện tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, với những người bị huyết áp thấp, loãng xương hay đái tháo đường, rau muống cũng rất tốt.

Rau muống được đánh giá là rất tốt cho người bị táo bón nhưng ăn nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Rau muống được đánh giá là rất tốt cho người bị táo bón nhưng ăn nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng lượng rau muống vừa phải, nếu ăn quá nhiều và thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do trong rau muống có chứa một lượng lớn oxalate. Trong khi đó, người thường xuyên dung nạp nhiều thực phẩm chứa oxalat có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn những người không ăn. Khi cơ thể hấp thụ nhiều oxalat sẽ khiến thành phần này lắng đọng trong nước tiểu và kết hợp với canxi hình thành nên tình trạng canxi oxalat.

Như vậy có thể thấy ăn rau muống nhiều sẽ gây ra bệnh sỏi thận. Bạn nên chú ý ăn với hàm lượng vừa phải và bổ sung đa dạng loại rau, không nên ăn quá nhiều rau muống vì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người bị sỏi thận ăn rau muống được không vì sao?

Khi đã biết ăn rau muống bị sỏi thận, nhiều người cũng thắc mắc thêm vậy khi đã bị sỏi thận rồi có thể ăn rau muống được hay không?

Rau muống làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận và ngược lại, người bị sỏi thận nên hạn chế ăn rau muống nếu không muốn sỏi to hơn và khó điều trị hơn. Nguyên nhân là do khi ăn rau muống, nồng độ canxi oxalate sẽ tăng cao hơn trong nước tiểu. Điều này tạo cơ hội cho sỏi thận 4mm, sỏi thận 6mm tăng nhanh hơn và gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Rau muống làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận và bị sỏi thận không nên ăn rau muống
Rau muống làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận và bị sỏi thận không nên ăn rau muống

Chế độ ăn uống giúp chống sỏi thận hiệu quả

Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến khả năng điều trị bệnh sỏi thận, vậy nên ngoài việc không nên ăn rau muống khi bị bệnh, bạn cũng nên chú ý những yếu tố sau trong bữa ăn hàng ngày.

  • Ăn nhiều rau xanh: Rau muống ăn nhiều không tốt cho người bị sỏi thận, nhưng bạn có thể bổ sung những loại rau khác như: Súp lơ xanh, cần tây, bồ công anh,… Đây là những loại rau giúp tiêu hóa tốt và giảm khả năng hấp thu những chất gây sỏi thận.
  • Ăn nhiều trái cây: Những trái cây có múi như bưởi, cam, quýt rất tốt cho người bị sỏi thận.
Những quả có múi như cam, quýt tốt cho người bị sỏi thận
Những quả có múi như cam, quýt tốt cho người bị sỏi thận
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều oxalate: Gồm đậu phộng, cà phê, socola, trà,… đây là những thực phẩm không tốt khi bị sỏi thận.
  • Hạn chế ăn muối: Ăn ít muối sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cũng như giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin: Khi cơ thể dung nạp quá nhiều purin sẽ làm tăng acid uric trong máu và xuất hiện sỏi urat trong thận. Bạn nên hạn chế ăn nội tạng, lạp xưởng hoặc đồ khô,…
  • Uống nhiều nước: Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày để giữ nước tiểu trong trạng thái loãng và giảm nguy cơ hình thành sỏi. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây, rau củ quả.

Ngoài ra, bạn cũng không nên quá kiêng thực phẩm chứa canxi vì có thể gây loãng xương và xương yếu đi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và bổ sung hàm lượng canxi đúng và đủ.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được thắc mắc ăn rau muống có bị sỏi thận không cũng như một số lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh sỏi thận. Bạn chỉ nên dùng lượng rau muống vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung cũng như không tốt cho người bị sỏi thận nói riêng.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Bài viết liên quan