Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Á sừng khi mang thai hình thành do nồng độ hormone trong cơ thể đột ngột tăng cao. Sự biến đổi này khiến cho làn da người mẹ dễ bị kích ứng hơn, dẫn đến các triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Đáng lưu ý, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu và thai nhi.

Á sừng khi mang thai là gì?

Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa, với tên khoa học là Dermatitis Plantaris sicca. Á sừng khi mang thai biểu hiện đặc trưng bởi các dấu hiệu da khô, sần sùi, nứt nẻ, bong tróc gây ngứa ngáy, thậm chí gãi nhiều dễ gây rướm máu,… Ở các vùng da như lòng bàn tay, bàn chân, kẽ tay, gót chân,... tình trạng này càng phổ biến hơn.

Tình trạng bệnh thường trở nặng vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh và hanh khô, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Á sừng khi mang thai trở thành bệnh phổ biển với nhiều mẹ bầu hiện nay
Á sừng khi mang thai trở thành bệnh phổ biển với nhiều mẹ bầu hiện nay

Triệu chứng bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai

  • Xuất hiện các mụn nước li ti với kích thước khác nhau từ 1 - 3mm phổ biến ở các vị trí như tay, chân, kẽ chân, lòng bàn tay,...
  • Tại các vùng da bị tổn thương xuất hiện phù nề, đỏ tấy, thậm chí mủ và dịch.
  • Các vết thương khô lại, tạo nhiều lớp dày sừng hoặc thâm nhiễm.
  • Da khi nứt nẻ lâu sẽ tạo thành các rãnh lớn, gây ngứa ngáy, có thể kèm theo thâm mủ và rướm máu tại các vết thương.

Bàn tay nứt nẻ, tróc vảy của phụ nữ bị á sừng khi mang thai
Bàn tay nứt nẻ, tróc vảy của phụ nữ bị á sừng khi mang thai

Triệu chứng Á Sừng Khi Mang Thai phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh á sừng khi mang thai

  • Thay đổi thời tiết: Khi điều kiện thời tiết thay đổi, có thể trong thời gian giao mùa, hoặc nhiệt độ đột ngột thay đổi từ lạnh sang nóng,... sẽ khiến cho da của mẹ bầu bị khô và có khả năng cao mắc bệnh viêm da cơ địa á sừng.
  • Thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi, cụ thể là tăng sản sinh hormone prolactin và progesterone. Sự thay đổi đột ngột của hormone chính là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn nội tiết và viêm da cơ địa.
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.Trong trường hợp người mẹ thiếu các chất vitamin A, C, D, E,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục da.
  • Dễ bị kích ứng da: Nếu phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại như: hóa chất, chất tẩy rửa, ô nhiễm nguồn nước,... cũng sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng da, ngứa ngáy hoặc nổi mụn.

Hormone người mẹ thay đổi khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh á sừng
Hormone người mẹ thay đổi khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh á sừng

Biến chứng á sừng đối với phụ nữ mang thai

  • Ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày: Các triệu chứng của bệnh á sừng khi mang thai sẽ khiến cho người bệnh gặp những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày bởi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn sẽ kéo dài.
  • Ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi: Khi mắc bệnh kéo dài, người phụ nữ sẽ rất mệt mỏi, thậm chí dẫn đến mất ngủ và sụt cân, ảnh hưởng đến cảm xúc trong quá trình mang thai. Từ đó, thai nhi trong bụng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
  • Nguy cơ di truyền cho con cao: Nếu mẹ bầu bị viêm da cơ địa á sừng trong quá trình mang thai sẽ có nguy cơ di truyền cho con khá cao. Khi trẻ bị viêm da cơ địa bẩm sinh sẽ có nguy cơ dẫn đến một số bệnh như: viêm tai giữa, hen suyễn,...

Chẩn đoán bệnh á sừng khi phụ nữ mang thai

  • Thăm khám và kiểm tra lâm sàng: Việc hỏi thăm và khám lâm sàng bằng cách kiểm tra trực tiếp các triệu chứng trên da người bệnh, như các vết đỏ, sưng mủ hay vảy vàng,... sẽ giúp bác sĩ đưa ra những nhận định đầu tiên về căn bệnh.
  • Soi tế bào da: Để tránh nhầm lẫn bệnh viêm da cơ địa á sừng ở phụ nữ mang thai với các bệnh về da khác, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh lấy mẫu da và soi dưới kính hiển vi để thấy rõ tình trạng tế bào da.
  • Làm các xét nghiệm liên quan: Thực hiện lấy máu của bệnh nhân và xét nghiệm để phát hiện kĩ hơn những triệu chứng tương tự của căn bệnh khác hay các yếu tố di truyền sẽ được bác sĩ yêu cầu khi cần thiết.

Khám lâm sàng sẽ cho bác sĩ nắm được tình trạng bệnh ban đầu của thai phụ
Khám lâm sàng sẽ cho bác sĩ nắm được tình trạng bệnh ban đầu của thai phụ

Cách phòng ngừa bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai

  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, đúng giờ, kết hợp vận động nhẹ nhàng.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm như: protein, vitamin A, D, E,... để cung cấp đầy đủ những chất cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương.
  • Chăm sóc và vệ sinh da đúng cách, dưỡng ẩm cho da kỹ càng nhất là trong thời tiết hanh khô, lưu ý chọn những sản phẩm dưỡng da lành tính, không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại như chất tẩy rửa, xà phòng, ô nhiễm nước,.. để tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc hơ lửa, sau khi tắm xong nên dưỡng da ngay, tránh để da bị khô và tạo nên lớp dày sừng.

Những loại rau củ quả mẹ bầu nên bổ sung khi bị bệnh á sừng
Những loại rau củ quả mẹ bầu nên bổ sung khi bị bệnh á sừng

Khi nào cần gặp bác sĩ

  • Xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nổi nhiều mẩn đỏ, thậm chí chảy máu nhiều không rõ nguyên nhân.
  • Khi mức độ đau trở nên nghiêm trọng, thậm chí chảy máu nhiều ở vùng da bị thương.

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh, thai phụ nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất, an toàn với thai phụ trong quá trình mang thai.

Cách điều trị á sừng khi mang thai phổ biến

Để khắc phục tình trạng á sừng khi mang thai, các bác sĩ thường tập trung giảm triệu chứng bệnh, từ đó kích thích tái tạo da, kết hợp điều trị nguyên nhân tiềm ẩn. Dưới đây là một số cách chữa phổ biến:

Sử dụng thuốc tây chữa á sừng khi mang thai

Mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc tây chữa á sừng khi mang thai, như:

Kem dưỡng ẩm:

  • Thành phần: Petrolatum, lanolin, dimethicone, glycerin, ceramides,...
  • Tác dụng: Giữ ẩm cho da, làm mềm da và giảm ngứa.
  • Cách dùng: Thoa kem dưỡng ẩm lên da sau khi tắm và sau khi rửa tay.
  • Lưu ý: Chọn kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu và phù hợp với da nhạy cảm.

Kem dưỡng ẩm giúp mẹ làm dịu da, mềm da vùng bị á sừng
Kem dưỡng ẩm giúp mẹ làm dịu da, mềm da vùng bị á sừng

Kem chống viêm corticosteroid:

  • Thành phần: Hydrocortisone, betamethasone, clobetasol,...
  • Tác dụng: Giảm viêm da và ngứa.
  • Cách dùng: Thoa kem chống viêm corticosteroid lên da theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Lưu ý: Nên sử dụng loại có potency thấp và trong thời gian ngắn. Tránh sử dụng kem chống viêm corticosteroid trên mặt, bẹn, nách và vùng da quanh mắt.

Thuốc kháng histamine:

  • Thành phần: Chlorpheniramine, diphenhydramine, loratadine, cetirizine,...
  • Tác dụng: Giảm ngứa.
  • Cách dùng: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Lưu ý: Thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ. Bạn nên tránh sử dụng thuốc kháng histamine nếu làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.

Một số loại thuốc tây không nên sử dụng:

  • Thuốc bôi có chứa retinoids (như tretinoin, isotretinoin): Có thể gây dị tật bẩm sinh.
  • Thuốc bôi có chứa salicylic acid nồng độ cao: Có thể gây kích ứng da.
  • Thuốc uống corticosteroid: Có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Việc chữa á sừng khi mang thai bằng thuốc tây cần tuân thủ nguyên tắc, ưu tiên dưỡng ẩm và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, mẹ bầu nên theo dõi tình trạng sử dụng và thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.

Chữa bệnh á sừng khi mang thai bằng mẹo

Chữa bệnh á sừng khi mang thai nhờ mẹo dân gian được khá nhiều mẹ bầu áp dụng bởi phương pháp này dễ thực hiện tại nhà và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Bài thuốc số 1: Dùng lá lốt trị bệnh á sừng cho bà bầu

Nguyên liệu: Lá lốt tươi

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Xông hơi hoặc tắm bằng lá lốt: Đun sôi với một lượng lá lốt vừa đủ khoảng 15 phút, sau đó mang đi xông hoặc tắm rửa. Lưu ý, mẹ bầu không nên tắm quá lâu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Cách 2: Uống nước lá lốt: Rửa sạch 7 - 10 lá lốt và thái nhỏ, sau đó đem đi sao vàng, sắc cùng 3 bát nước để uống. Kiên trì liên tục trong 7 ngày để thấy những triệu chứng thuyên giảm.

Lá lốt chữa á sừng cho phụ nữ mang thai là mẹo được nhiều người dùng
Lá lốt chữa á sừng cho phụ nữ mang thai là mẹo được nhiều người dùng

Bài thuốc 2: Dùng lá trầu chữa bệnh á sừng ở bà bầu

Nguyên liệu: Lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Xông hơi hoặc tắm bằng lá trầu không: Đun sôi lá trầu không khoảng 15 - 20 phút, sau đó đem đi xông hơi hoặc tắm để giúp hỗ trợ trị bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai.
  • Cách 2: Đắp bằng lá trầu không: Dùng lá trầu không đã rửa sạch đem đi giã nhỏ. Sau khi vệ sinh vùng da bị thương sạch sẽ, mẹ bầu đắp trực tiếp lên vết thương. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/ tuần để cải thiện tình trạng á sừng.

Bài thuốc số 3: Chữa bệnh á sừng cho phụ nữ mang thai bằng chè xanh

Nguyên liệu: Lá chè xanh

Cách làm:

  • Cách 1: Đun sôi 100g lá trà xanh cùng 2 lít nước khoảng 10 phút. Sau đó, để nguội và ngâm tay từ 10 - 15 phút mỗi ngày để thấy hiệu quả.
  • Cách 2: Pha trà xanh hàng ngày và kiên trì uống mỗi ngày để thấy các triệu chứng đã bớt phần nào.

Điều trị á sừng khi mang thai bằng Đông Y

Đông y nhận định, á sừng hình thành do cơ thể mẹ bầu thiếu hụt khí huyết, thận âm hư, tỳ vị hư hoặc do phong nhiệt xâm lấn gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Muốn khắc phục nhanh và triệt để tình trạng này, mẹ bầu nên bổ khí huyết, bổ thận âm, kiện tỳ vị và thanh phong nhiệt thông qua các bài thuốc uống, ngâm và thuốc bôi ngoài da. Cụ thể như sau:

Thuốc ngâm rửa

Trong Đông Y, loại thuốc ngâm rửa có tác dụng sát khuẩn vết thương khá tốt, làm sạch và ngăn lây lan sang vùng da khác trên cơ thể.

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị những dược liệu sau: Bồ công anh, ké đầu ngựa, rau má, bạc sau, khổ sâm, đơn đỏ, kim ngân, xác ve sầu, vỏ gạo, xích đồng, hạ khô thảo, thổ phục linh và cây trinh nữ mỗi vị 12gr;
  • Cách làm: Sắc tất cả nguyên liệu trên cùng 4 chén nước lọc đến khi cô đặc, phần nước còn khoảng 1 chén nước thì tắt bếp. Người bệnh nên uống khi thuốc còn ấm, chia 2 lần uống trong ngày.

Phần bã còn lại đem sắc cùng nước 1 lần nữa và dùng nước đấy để tắm hoặc ngâm rửa vết thương.

Hạ khô thảo là một loại dược liệu không thể thiếu trong bài thuốc chữa á sừng cho phụ nữ mang thai
Hạ khô thảo là một loại dược liệu không thể thiếu trong bài thuốc chữa á sừng cho phụ nữ mang thai

Thuốc bôi ngoài

Có tác dụng làm mềm da bị á sừng, chống viêm, sát khuẩn, nhanh lành vết thương và phục hồi về trạng thái da ban đầu.

  • Nguyên liệu: Thang thuốc gồm 500gr mang tiêu, 240gr cúc hoa dạ cùng với khô phàn và xuyên tiêu mỗi vị 120gr.
  • Cách làm: Đun sôi tất cả nguyên liệu với lượng nước vừa đủ để lấy nước tắm và ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Mỗi lần ngâm rửa khoảng 30 phút. NGười bệnh nên kết hợp massage nhẹ nhàng khi ngâm rửa để trôi hết lớp da sần sùi và tróc vảy.

Thuốc uống trong

Dạng thuốc uống dùng trong chữa trị bệnh á sừng khi mang thai có tác dụng giải độc, thanh mát, tiêu viêm và chữa trị nguyên nhân từ bên trong cơ thể người bệnh.

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị đầy đủ hà thủ ô, sinh địa, ké đầu ngựa, huyền sâm và hỏa ma nhân mỗi vị 12gr.
  • Cách làm: Sắc thang thuốc cùng 4 chén nước lọc trên lửa nhỏ. Căn đến khi lượng nước còn khoảng 1 chén thì tắt bếp, lưu ý uống khi còn ấm. Kiên trì sử dụng cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.

Một số dược liệu quý dùng trong chữa trị bệnh á sừng

Vì cơ địa bà bầu khá nhạy cảm nên phương pháp sử dụng dược liệu để chữa bệnh á sừng được khá nhiều người quan tâm và áp dụng. Những dược liệu phổ biến được các bác sĩ khuyên dùng như: rau má, đơn đỏ, kim ngân, ké đầu ngựa, hà thủ ô, bồ công anh,...

Hà thủ ô là loại dược liệu quý trong chữa trị bệnh á sừng khi mang thai
Hà thủ ô là loại dược liệu quý trong chữa trị bệnh á sừng khi mang thai

Hầu hết những dược liệu trên có tính mát, với công dụng làm mát từ bên trong, hỗ trợ giảm ngứa và làm lành những vết thương ngoài da, chính vì vậy phụ nữ mang thai có thể an tâm khi sử dụng.

Tuy nhiên, để an tâm và sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, các mẹ nên tìm đến sự giúp đỡ từ các bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu.

Viêm da cơ địa á sừng khi mang thai là căn bệnh phổ biến hiện nay, dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các mẹ không nên chủ quan. Nếu mắc bệnh trong quá trình mang thai, người bệnh nên thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình mang thai.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Á Sừng Khi Mang Thai bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bài viết liên quan